Góc nhìn mới của chuyên gia khiến phụ huynh không còn chủ quan về thuỷ đậu

"Để con được chích"- cuốn sách mới của Uyên Bùi kết hợp cùng bác sĩ Vân Hương và bác sĩ Minh Lê khiến bố mẹ thay đổi cái nhìn về những căn bệnh phổ biến như thuỷ đậu- một căn bệnh được xem là lành tính và ai cũng phải mắc 1 lần trong đời.

Cuốn sách cũng lí giải vì sao thuỷ đậu tưởng chừng đã kiểm soát được nhưng vẫn tạo nên những trận dịch “thường niên” khiến trẻ nhập viện và tỷ lệ biến chứng nghiêm trọng.

Thuỷ đậu có phải bệnh tự đến, tự đi?

Bệnh trái rạ, hay tên khoa học là thuỷ đậu vẫn được xem là căn bệnh mà ai cũng phải mắc một lần trong đời. Bệnh này vốn được chúng ta xem là căn bệnh tự đến tự đi, không nguy hiểm.

Tuy nhiên, nếu là bệnh lành tính, tại sao chúng ta vẫn nghe nhiều cảnh báo từ tổ chức y tế, hoặc truyền thông về nguy cơ bùng phát thành dịch thuỷ đậu, cũng như những hệ luỵ phía sau căn bệnh này? Cứ hàng năm, bệnh vẫn thường tạo nên những trận dịch khiến cho số trẻ nhập viện cao. Tỉ lệ biến chứng do thuỷ đậu cũng vì thế trở nên nghiêm trọng hơn?

Thực tế, thuỷ đậu nguy hiểm hơn chúng ta vẫn thường nghĩ. Căn bệnh lây lan qua đường hô hấp tự giai đoạn ủ bệnh, tức là khi bệnh nhân chưa phát ban trên da. Không những thế, thuỷ đậu thường tấn công trẻ em, những đối tượng chưa có khả năng chủ động phòng bệnh và hệ miễn dịch thì chưa hoàn thiện.

Theo thống kê của Hội Y học Dự phòng trích trong sách Để con được chích, năm 2018, cả nước có tổng cộng hơn 31.000 người mắc bệnh, 2017 là 39.000 ca, tăng 45,9% so với năm 2016 với gần 22.000 ca mắc bệnh. Và một thông tin đáng chú ý hơn cả, đó là 90% bệnh nhân bị nhiễm thuỷ đậu là trẻ trong độ tuổi từ 2 - 7 tuổi.

Để con được chích – quyển sách với nội dung tổng hợp về hệ miễn dịch và cách phòng các bệnh lây nhiễm, giúp các mẹ chăm sóc bé tốt hơn.

Để con được chích – quyển sách với nội dung tổng hợp về hệ miễn dịch và cách phòng các bệnh lây nhiễm, giúp các mẹ chăm sóc bé tốt hơn.

Khi nói về "động cơ" viết Để con được chích, đồng tác giả Uyên Bùi nhấn mạnh: "Chúng ta sống trong thời kỳ các dịch bệnh đã được kiểm soát thật tốt nhờ vắc xin nên chúng ta không hiểu rõ được sự nguy hiểm của các dịch bệnh khi không có vắc xin". Chính sự chủ quan trong việc phòng ngừa cùng quan niệm chưa đúng về mức độ nguy hiểm của thuỷ đậu, khiến căn bệnh này vẫn được xem tác nhân "đến hẹn lại lên" gây nên những dịch thuỷ đậu trong cộng đồng.

Bệnh tưởng “lành tính” nhưng hệ luỵ khôn lường

Thuỷ đậu căn bệnh tưởng lành, nhưng những biến chứng mà căn bệnh này gây ra cho người mắc phải thì không hề lành chút nào. Đầu tiên, căn bệnh có thể gây sẹo rỗ vĩnh viễn trên mặt và cơ thể. Đây là biến chứng thường gặp nhất ở trẻ em, nguy cơ cao rơi vào giai đoạn 2 tuần sau khi các thương tổn xuất hiện, có thể dẫn đến chốc lở, đinh nhọt, viêm quầng. Những hệ luỵ này không chỉ diễn ra trong giai đoạn nhiễm thuỷ đậu, di chứng của chúng kéo dài về sau, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và làm con trẻ mất tự tin suốt đời. Còn khi những mụn nước thuỷ đậu bị vỡ ra, vi khuẩn có thể xâm nhập vào mạch máu gây nguy cơ nhiễm trùng máu.

Bên cạnh biến chứng trên da hay nguy cơ nhiễm trùng máu, thuỷ đậu còn gây nguy cơ viêm phổi, khiến người nhiễm ho ra máu, khó thở, sốt cao, thậm chí tử vong. Nguy hiểm hơn, thuỷ đậu còn gây nhiều biến chứng về thần kinh. Các biến chứng thường gặp nhất là mất điều hòa tiểu não, viêm não, hội chứng Reye, viêm cột sống ngang, viêm màng não vô khuẩn, hội chứng Guillain-Barré.

Thuỷ đậu cũng không phải là căn bệnh chỉ mắc một lần rồi không bao giờ mắc lại như nhiều người vẫn nghĩ. Thực tế khi lớn tuổi, người mắc thuỷ đậu sẽ có nguy cơ mắc bệnh Zona (trong dân gian gọi là giời leo) mạn tính. Trẻ em bị thuỷ đậu thường có nguy cơ mắc bệnh này khi lớn lên. Nguyên nhân là do virus gây thuỷ đậu không "biến mất" mà sẽ lẩn trốn trong các hạch cảm giác của cơ thể và "thức dậy" ở tuổi trung niên. Và một biến chứng rất nguy hiểm đối với mẹ bầu nhiễm thuỷ đậu có thể lây sang con. 

Khi đã mắc thuỷ đậu, không ai đảm bảo rằng các biến chứng kể trên sẽ không xảy ra cho bạn hoặc cho trẻ. Tuy nhiên, chỉ bằng một mũi tiêm phòng, gánh nặng về biến chứng thuỷ đậu hoàn toàn được xoá bỏ. Đồng thời, khả năng miễn dịch của cộng đồng cũng vì thế tăng lên, nguy cơ thuỷ đậu bùng phát thành dịch sẽ giảm xuống.

Tiêm vắc xin ngừa thuỷ đậu là một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất mà các bậc phụ huynh có thể chủ động bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh này. Trẻ từ 1 tuổi trở lên và người lớn tiêm 1-2 liều (Tham khảo thêm tư vấn từ bác sỹ). Gọi ngay tổng đài 1800 54 54 59 để được tư vấn miễn phí về bệnh thủy đậu và cách phòng ngừa. Truy cập fanpage Chặn đứng hệ luỵ từ thuỷ đậu hoặc website http://www.tiemphongvacxin.com để biết thêm thông tin về thuỷ đậu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN