Giã từ nỗi đau do bệnh trĩ

Đã rất lâu rồi, bạn không có cảm giác thảnh thơi, ung dung trong công việc và cuộc sống? Đã bao lâu rồi bạn không được thảnh thơi ngồi nhâm nhi cốc trà nóng buổi sáng? Quả là người mắc bệnh trĩ thì luôn có một nỗi lo, nỗi khổ tâm mà người khác không thể hiểu: đau đớn, khó chịu, sự ám ảnh khi đi vệ sinh,... nên cuộc sống không thể gọi là hạnh phúc!

Bệnh phổ biến ở Việt Nam

Trĩ là bệnh tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trực tràng – hậu môn. Đây là bệnh phổ biến ở Việt Nam, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn dẫn đến phải nhập viện.

Theo các chuyên gia, đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ thường là những người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động như: cán bộ văn phòng, lái xe và nam giới uống rượu bia nhiều. Ngoài ra, người thích ăn nhiều đồ cay nóng, uống ít nước, không ăn rau quả, chất xơ; phụ nữ có thai, sinh đẻ, người bị táo bón…cũng là đối tượng dễ mắc trĩ.

Do bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân mắc trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, nhất là phụ nữ. Điều này khiến bệnh tiến triển và gây nhiều biến chứng có hại cho cơ thể như: búi trĩ sa xuống nhiều, mất máu, tắc mạch trĩ...

Thực ra, các triệu chứng chảy máu không chỉ gặp ở trĩ nội và trĩ ngoại mà đôi khi còn gặp ở bệnh ung thư hậu môn, trực tràng. Vì vậy, nếu không đi khám, không được điều trị sớm, đến khi ung thư phát triển thì khả năng điều trị rất khó khăn.

Bệnh trĩ tuy biểu hiện ở trực tràng – hậu môn nhưng theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây bệnh trĩ là do sự kết hợp giữa hai yếu tố bên ngoài (ngoại tà) và yếu tố bên trong (nội nhân) gây ra. Ngoại tà khi xâm nhập vào cơ thể gây tổn thương tràng vị, dẫn đến huyết mạch không được lưu thông, kinh lạc bị ứ trệ, thấp nhiệt bị tụ lại ở trực tràng gây nên bệnh. Mặt khác, các yếu tố bên trong cơ thể do rối loạn chức năng của các tạng phủ, mất cân bằng âm dương, khí huyết hư nhược, huyết dịch không thông suốt làm tĩnh mạch trực tràng giãn to tạo thành bệnh trĩ.

Giã từ nỗi đau do bệnh trĩ - 1

Bệnh trĩ đang là nỗi ám ảnh đối với nhiều người

Biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời

Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Mai Tất Tố, nguyên giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội, bệnh trĩ tuy không nguy hiểm nhưng do người bệnh chủ quan nên dễ bị tái phát đi tái phát lại. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ nặng lên, gây ngứa ngáy khó chịu, đau đớn nhất là khi búi trĩ thò ra ngoài, cọ sát khi vận động. Khi bệnh trĩ nặng do thành các tĩnh mạch giãn mỏng có thể dễ thủng/rách gây chảy máu nhiều; tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu. Ngoài ra, khi đi đại tiện, do phải rặn nhiều, có thể gây nứt kẽ hậu môn, thậm chí rách tầng sinh môn dễ bị bội nhiễm vi khuẩn từ phân và nước tiểu.

Nhiều thầy thuốc Đông y cho rằng, “tất cả các nguyên nhân phát sinh bệnh trĩ đều tác động đến tỳ vị làm tỳ vị hư yếu khiến bệnh trĩ bùng phát. Vì vậy, để chữa trị và dự phòng sự tái phát bệnh trĩ, ngoài việc điều trị triệu chứng (làm teo các búi trĩ, chống táo bón, chống chảy máu…) phải tập trung vào điều trị gốc bệnh, đặc biệt là phải lấy việc bổ dưỡng tỳ vị làm chính.

Tottri là bài thuốc bổ trung ích khí gia giảm gia truyền của gia đình PGS.Ts Mai Tất Tố - trường đại học Dược Hà nội chuyển giao cho Công ty Cổ phần TRAPHACO. Tottri kết hợp các vị thuốc có tác dụng bổ tỳ vị trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh và các vị thuốc điều trị dứt điểm triệu chứng bệnh trong đợt cấp tính.

Tottri có ưu điểm cầm máu, co búi trĩ nhanh, giảm đau rát, chống viêm nhiễm, ngăn ngừa trĩ tái phát. Chỉ sau 7 - 10 ngày sử dụng, những triệu chứng trong đợt trĩ cấp được thuyên giảm rõ rệt. Sau phẫu thuật hoặc các đợt trĩ cấp, bệnh nhân nên điều trị thêm một đợt khoảng 3 tháng để ngăn ngừa trĩ tái phát

Tottri đã được nghiên cứu trên thực nghiệm tại trường Đại học Dược Hà Nội và cho các kết quả rất tốt về tác dụng cầm máu, giảm đau và co búi trĩ.

Đây là tâm huyết, bài thuốc gia truyền nhiều đời của gia đình PGS.TS Mai Tất Tố và đã sử dụng rất hiệu nghiệm trong thực tế. Trong đó, các vị thuốc Hoàng kỳ, Đẳng sâm, Bạch truật, Đương quy, Cam thảo, Ý dĩ giúp bồi bổ tỳ vị, kích thích ăn uống, chữa vào gốc của bệnh, do đó sẽ ngăn ngừa bệnh tái phát. Hoàng kỳ, Thăng ma, Sài hồ có tác dụng thăng dương khí, tăng trương lực mạch máu do đó làm co búi trĩ, co mạch máu, điều trị tình trạng mạch máu căng dãn quá mức, hạn chế chảy máu. Liên tử dùng để cầm máu. Ngoài ra, các vị thuốc trong bài bổ trung ích khí gia giảm còn có tác dụng nhuận tràng chống táo bón, ngăn ngừa yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ.

Sử dụng Tottri cùng với một chế độ sinh hoạt hợp lý, ăn uống lành mạnh, bệnh trĩ sẽ không còn là nỗi lo của nhiều người.

Theo TS Nguyễn Thị Quỹ, Phó Chủ tịch hội Tiêu hóa Hà Nội, người sau phẫu thuật bệnh trĩ nên tiếp tục sử dụng Tottri trong 3 tháng bằng các thuốc y học cổ truyền để ngăn ngừa trĩ tái phát.

Mong ước một cơ thể khỏe mạnh, được thảnh thơi ngồi nhâm nhi cốc trà nóng buổi sáng đã sắp thành hiện thực. Đừng bỏ qua cơ hội này, cũng đừng ngại mà không thử Tottri. Vì chỉ có sức khỏe tốt, bạn mới thực sự có được sự thành công!

Giã từ nỗi đau do bệnh trĩ - 2

Tottri của Traphaco giúp xua tan nỗi lo bệnh trĩ

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN