Đừng “rước” bệnh đái tháo đường type 2 vì thói quen chủ quan hàng ngày

Bệnh nhân T.Đ.T (24 tuổi, ở quận Đống Đa - Hà Nội) đi khám trong tình trạng mệt mỏi, 3 tháng sụt 6kg. Sau khi được các bác sỹ chuyên khoa thăm khám và đưa ra kết quả, chị T. không khỏi giật mình khi biết mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Dưới đây là những chia sẻ của chuyên gia về thói quen mắc bệnh mà hàng ngày phần lớn chúng ta vẫn chủ quan.

Theo lời kể của chị T., thời gian gần đây cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, người sụt cân, đi tiểu thấy kiến bâu. Nhận thấy sự bất thường, bệnh nhân đã sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Đừng “rước” bệnh đái tháo đường type 2 vì thói quen chủ quan hàng ngày - 1

Bác sỹ thăm khám bệnh nhân T.Đ.T 24 tuổi.

Kết quả xét nghiệm máu của chị T., có Glucose: 16,5 mmol/l (bình thường từ 3,9- 6,4 mmol/l lúc đói); HbA1c: 13,4% (bình thường 4,2 - 6,4%). Đây là 2 chỉ số quan trọng giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường.

Sau đó, bệnh nhận được tư vấn làm thêm một số xét nghiệm, kết luận bị đái tháo đường type 2 và phải nhập viện điều trị.

Dấu hiệu nhận biết mắc đái tháo đường

Theo BS.CKI Nguyễn Quang Minh – Trưởng Khoa Khám Bệnh, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, bệnh đái tháo đường type 2 trước kia thường gặp ở những người ngoài 40 tuổi. Tuy nhiên, những năm gần đây, bệnh có xu hướng trẻ hóa, không hiếm bệnh nhân trong độ tuổi 20 - 30 tuổi.

Người bị bệnh đái tháo đường nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thận, thần kinh, mắt, giảm sức đề kháng dễ nhiễm trùng…

Bác sĩ Minh khuyến cáo: Những người có nguy cơ mắc bệnh cao gồm người làm việc văn phòng, lối sống ít vận động, thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, béo phì, tiền sử đã có bệnh tăng huyết áp và/hoặc rối loạn chuyển hóa lipid, tiền sử gia đình có người mắc đái tháo đường.

Đừng “rước” bệnh đái tháo đường type 2 vì thói quen chủ quan hàng ngày - 2

Bệnh đái tháo đường ngày càng trẻ hóa. Ảnh chụp tại Khoa Khám bệnh, BVĐK MEDLATEC.

Theo bác sĩ Minh, các dấu hiệu bất thường sau là các triệu chứng điển hình của bệnh đái tháo đường:

- Liên tục thấy khát nước: Người bệnh luôn cảm thấy khát nước, uống nhiều;

- Đi tiểu nhiều, thấy kiến bâu quanh nước tiểu: Người bệnh đi tiểu nhiều hơn bình thường 3 - 5 lần vào ban ngày và ban đêm;

- Sụt cân bất thường: Người bệnh sụt cân nhiều trong thời gian ngắn khi không áp dụng biện pháp giảm cân hay ăn kiêng;

- Đói và mệt mỏi: Thường xuyên cảm thấy đói, ăn nhiều nhưng cân giảm và mệt mỏi.

Tuy nhiên, chẩn đoán xác định có bị bệnh đái tháo đường hay không thì cần xét nghiệm máu. Vì vậy, người dân, nhất là những người có xuất hiện một trong những dấu hiệu bất thường trên cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện nguy cơ bệnh, từ đó có cách phòng bệnh, phát hiện và điều trị sớm.

Những ai nên tầm soát đái tháo đường kể cả chưa có triệu chứng?

- Người ngoài 40 tuổi;

- Tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường;

- Tiền sử đái tháo đường thai kỳ;

- Tăng huyết áp;

- Rối loạn chuyển hóa lipid;

- Ít hoạt động thể chất gây béo phì …

Cách kiểm soát, phòng ngừa bệnh đái tháo đường

Khi đã có chẩn đoán đái tháo đường, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc kiểm soát và phòng ngừng bệnh như sau:

Chế độ ăn uống: Không nên ăn đường, đồ ngọt, hạn chế tinh bột và các loại hoa quả sấy khô… Tăng ăn rau xanh, trái cây. Chọn trái cây có chỉ số GI thấp và tránh nước ép trái cây.

Kiểm soát cân nặng: Duy trì cân nặng trong ngưỡng bình thường tính theo chỉ số BMI (18 – 22) bằng cách rèn luyện thể thao kết hợp chế độ ăn uống hợp lý.

Duy trì thuốc điều trị: Bệnh nhân mắc đái tháo đường phải tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

Khám theo hẹn của bác sĩ: Để theo dõi bệnh, người bệnh nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt, cũng như điều chỉnh thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Với đội ngũ chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm, cùng trang thiết bị hiện đại, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có điều kiện tốt nhất chẩn đoán và điều trị bệnh chính xác, nhanh chóng.

Để giúp người dân giảm tải gánh nặng tài chính trong khám chữa bệnh, từ đầu năm 2019, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thực hiện thông tuyến BHYT, tạo cơ hội cho tất cả người dân toàn quốc có thẻ BHYT trên toàn quốc đều được khám và được thanh toán đúng mức hưởng theo quy định.

Đặc biệt, MEDLATEC là một trong những đơn vị y tế ngoài công lập triển khai các đề án quản lý bệnh mạn tính theo BHYT, trong đó có đề án Quản lý và điều trị đái tháo đường. Theo đó, người bệnh được lập hồ sơ theo dõi và quản lý bệnh, đồng thời được hưởng thanh toán BHYT cho các chi phí xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cũng như được cấp thuốc điều trị theo chương trình cấp phát thuốc của đề án với quy trình nhanh gọn, tiện lợi.

Bên cạnh đó, nếu người dân bận rộn chỉ cần gọi đến tổng đài: 1900 56 56 56 đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm – dịch vụ khẳng định thương hiệu với cộng đồng trong suốt 23 năm qua. Sau đó, các cán bộ MEDLATEC sẽ đến đúng địa chỉ hẹn trước lấy mẫu. Qua đó, bài toán chờ đợi, xếp hàng lâu để lấy máu xét nghiệm hay nắng nóng không muốn ra ngoài khám bệnh không còn là vấn đề lo lắng của nhiều người dân khi đi khám bệnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN