Cách mạng công nghệ có thể làm biến mất thuốc lá truyền thống

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2020 ở Davos, Thụy Sĩ vào tháng 1/2020 vừa qua, chủ đề thông tin được chia sẻ nhiều về cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4 đang thay đổi cấu trúc xã hội. Các sản phẩm khoa học và công nghệ được phát minh giúp giải quyết những thực trạng xã hội, thúc đẩy sự phát triển về kinh tế.

Thực tế, số liệu cho thấy những năm qua tình trạng thuốc lá điếu truyền thống đang giảm đáng kể. Cụ thể, ngay tại Nhật, một trong những quốc gia nằm trong bản đồ tiêu thụ thuốc lá của thế giới, mặc dù không có sự thay đổi nào trong việc kiểm soát và thắt chặt quản lý thuốc lá điếu, nhưng tỉ lệ tiêu thụ của thuốc lá điếu giảm đáng kể từ 1,8% mỗi năm sang 9,5%.

Cách mạng công nghệ có thể làm biến mất thuốc lá truyền thống - 1

Dự báo còn điếu thuốc lá cuối cùng trong vòng 10 năm tới?

“Tôi nghĩ rằng trong vòng khoảng 1 thập kỷ nữa, chúng tôi sẽ tiến dần đến ngày bán những điếu thuốc lá truyền thống cuối cùng”, ông Jacek Jack, Giám đốc Vận hành Tập đoàn Philip Morris International (PMI), chia sẻ về tương lai của thuốc lá điếu truyền thống. Ông cũng cho biết sự bứt phá trong tư duy và đổi mới trong khoa học công nghệ cũng có thể có những mặt trái nhưng đứng ở góc độ thực tế điều này sẽ đem lại sự tiến bộ, đẩy nhanh tốc độ, tiếp cận được chiều rộng và giải quyết được những vấn đề trọng yếu cho bất kỳ ngành công nghiệp nào

Cần có vai trò tham gia của các nhà lập pháp  

Quá trình công nghệ hóa và những tiến bộ công nghệ đang diễn ra ngày càng nhanh chóng và phức tạp. Chính những biến đổi và tiến triển mỗi ngày đã làm cho việc quản lý trở nên khó khăn và bất cập. Diễn ra sôi nổi nhất trong những năm vừa qua chính là sự ra đời các các dịch vụ xe công nghệ đã làm mất dần thị phần của các ngành vận tải truyền thống và kéo theo đó là nhu cầu bức bách về quy định quản lý mà chính phủ cần sớm thực hiện. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2020, trong một cuộc tọa đàm về chủ đề “Unsmoke your mind” (tạm dịch “Cùng cởi mở với tương lai không khói thuốc”), Jimmy Wales, nhà sáng lập Wikipedia đã nêu đích danh việc các quy định của chính phủ đang ngăn chặn các công ty cung cấp cho người dùng thông tin xác thực, minh bạch về các sản phẩm hoặc các giải pháp thay thế tốt hơn. Ông Wales cũng phản ánh một vấn đề thực tế, đó là khi luật định được đặt ra đối với các hoạt động truyền thông thương mại của sản phẩm, thì sự rõ ràng, minh bạch và đầy đủ trong thông tin là điều cần phải được bảo vệ tuyệt đối. Đi sâu vào các câu hỏi liên quan đến cách quản lý cần có đối với các nhà lập pháp, ông đề nghị: “Chúng ta cần phải rất lý trí trong đánh giá chiến lược toàn diện, biết đặt để những nguyên nhân gốc rễ của vấn đề vào tâm điểm của các chính sách cộng đồng.”

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến năm 2025 sẽ vẫn còn hơn 1 tỷ người hút thuốc lá điếu trên toàn cầu. Như vậy, các chính sách kiểm soát của chính phủ không chỉ nhất quyết siết chặt quản lý thuốc lá điếu truyền thống, mà cũng cần phải bắt kịp với những thay đổi của công nghệ giảm thiểu tác hại của khói thuốc. Ông Jacek Olzak, Giám đốc Vận hành của PMI nhận định, việc loại bỏ thuốc lá điếu truyền thống để hướng đến một tương lai không khói sẽ không phải là công việc sớm chiều và dĩ nhiên không thể nào là nỗ lực của cá nhân. Trong đó, chính phủ đóng vai trò quan trọng để đưa ra những quy định phù hợp nhằm thúc đẩy sự chuyển đổi và sau cùng là từ bỏ hoàn toàn thuốc lá điếu truyền thống.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN