5 nghiên cứu mới nhất về đậu nành và sinh lý nam

Đậu nành bị hiểu lầm là loại thực phẩm làm giảm khả năng sinh lý của đàn ông vì chất Isoflavones tốt cho phụ nữ. Nhưng các nghiên cứu mới nhất gần đây cho thấy quan niệm trên là hoàn toàn sai lầm.

5 nghiên cứu mới nhất về đậu nành và sinh lý nam - 1

Đậu nành giàu dinh dưỡng, tốt cho cả nam lẫn nữ

1. Đậu nành không gây nữ hóa ở nam giới

Theo Tiến sĩ (TS) Mark Messina, Giám đốc Viện Dinh dưỡng Đậu nành Hoa Kỳ, quan niệm đậu nành làm giảm khả năng sinh lý của đàn ông, “nữ tính hóa” đàn ông là một sự hiểu lầm tai hại. Ông giải thích sự hiểu lầm này có thể xuất phát từ việc đậu nành là thực phẩm giàu Isoflavones. Isoflavones, có cấu trúc gần giống estrogen của nữ nên bị lầm tưởng sẽ ảnh hưởng đến nội tiết tố của nam nhưng thực chất Isoflavones không phải là estrogen. Cũng theo theo TS. Mark Messina,  các nghiên cứu lâm sàng cho thấy không có tác động của đạm đậu nành hay Isoflavones lên nội tiết tố ở nam giới. Vì vậy có thể kết luận: Isoflavones trong đậu nành toàn toàn không gây nữ hóa ở nam giới.

5 nghiên cứu mới nhất về đậu nành và sinh lý nam - 2

Isoflavones có tác dụng khác với estrogen

2. Đậu nành không ảnh hưởng đến tinh trùng

Theo báo cáo của TS. Mark Messina tại hội thảo khoa học quốc tế “Dinh dưỡng đậu nành và sức khỏe nam giới” được tổ chức mới đây tại Việt Nam,  những nghiên cứu ở nhóm nam giới trong độ tuổi từ 18-35 cho thấy Isoflavones không tác động lên tinh trùng và tinh dịch ở 5 khía cạnh: 1) Lượng xuất tinh, 2) Mật độ tinh trùng, 3) Số lượng tinh trùng, 4) Tinh trùng di động, 5) Hình thái tinh trùng.

Cũng tại hội thảo, TS.BS Chisato Nagata (Khoa Dịch Tễ và Y tế Dự phòng, Đại học Y Khoa Gifu, Nhật Bản) cho biết, Nhật Bản là nước ưa chuộng sử dụng đậu nành vì đây là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng quý giá. Tại nước này, nam nữ đều sử dụng đậu nành ngay từ khi dứt sữa mẹ cho đến khi qua đời. Theo TS.BS Chisato, trong nghiên cứu toàn diện về đậu nành của nước này có một phần nghiên cứu tác động đến chất lượng tinh dịch của nam giới. Các kết quả thống kê từ phần nghiên cứu trên cho thấy chất lượng tinh dịch cũng như số lượng tinh trùng của đàn ông Nhật Bản luôn tương đương hoặc cao hơn so với đàn ông Bắc Âu, cụ thể là Đan Mạch.

3. Đậu nành không gây vô sinh ở nam giới

Cũng theo nghiên cứu của TS.BS Chisato Nagata, vì không ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng nên cũng chưa có nghiên cứu đánh giá tác động của đậu nành lên khả năng sinh sản, sinh tinh ở nam giới Nhật Bản. Tuy nhiên, một nghiên cứu cắt ngang cho thấy tiêu thụ đậu nành không hề liên quan đến việc chưa có con. Đáng chú ý, trong một nghiên cứu điều trị trên cặp vợ chồng vô sinh bị tinh trùng ít do suy giảm một phần tinh trùng trưởng thành, kết quả cho thấy Isoflavones có vai trò trong việc điều trị chứng tinh trùng ít. Đây là một tín hiệu mới để khoa học tiếp tục nghiên cứu lợi ích của đậu nành trong lĩnh vực hỗ trợ điều trị vô sinh.

5 nghiên cứu mới nhất về đậu nành và sinh lý nam - 3

Đậu nành có khả năng hồ trợ điều trị vô sinh ở nam giới

4. Đậu nành không ảnh hưởng đến nồng độ hooc môn sinh dục nam

Một nghiên cứu cắt ngang trên 73 bé trai Nhật Bản từ 13-14 tuổi được thực hiện năm 2010 nhằm khảo sát quá trình phát triển sinh lý của các em trong độ tuổi dậy thì. Mức tiêu thụ đậu nành của các em là 43-46g/ngày. Sau khi hợp tác chặt chẽ với các phụ huynh để theo dõi cũng như khảo sát trên các em, các nhà nghiên cứu khẳng định lượng đậu nành tiêu thụ không liên quan đến tình trạng dậy thì ở bé trai Nhật Bản từ 13-14 tuổi. Các em có quá trình phát triển sinh lý bình thường trên các phương diện tăng trưởng lúc dậy thì: tăng trưởng hooc môn; thay đổi về da, mụn; vỡ giọng; mọc râu…

5. Đậu nành giúp giảm 25% nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Có rất nhiều bằng chứng cho thấy thực phẩm đậu nành giúp bảo vệ trước bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Nghiên cứu Cancer Epidemiol Biomarkers Prev 2007 thực hiện trên 43.509 đàn ông tuổi từ 45-79 trong suốt 9 năm tại Nhật Bản cho thấy mức tiêu thụ đậu nành cao sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt cũng như hiệu quả trong việc quản lý sự phát triển của bệnh này. Đó cũng là lý do đàn ông ở Nhật Bản và châu Á có tỉ lệ ung thư tuyến tiền liệt ít hơn so với các nước Âu Mỹ.

Tại Hoa Kỳ, sau nhiều năm nghiên cứu về thực phẩm này, TS Mark Messina tổng kết: “Đậu nành có thể làm giảm tác dụng phụ của điều trị và có thể ức chế tiến triển hoặc di căn nhờ tác dụng của Genistein (một thành phần của Isoflavones) đối với các bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt. Đàn ông tiêu thụ nhiều đậu nành sẽ giảm 25% nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt so với người tiêu thụ ít đậu nành”.

5 nghiên cứu mới nhất về đậu nành và sinh lý nam - 4

Để tìm hiểu thêm thông tin về đậu nành và sức khỏe nam giới, vui lòng tham khảo Cổng thông tin chính thức về đậu nành tại Việt Nam: Đậu nành – Dinh dưỡng lành (www.daunanhdinhduonglanh.vn)

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN