Trung Quốc thả "vật lạ" khổng lồ xuống vùng biển tranh chấp làm gì?

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Trung Quốc đã bổ sung một thiết bị khổng lồ mới vào hệ thống giám sát hàng hải, được sử dụng để củng cố yêu sách chủ quyền lãnh thổ của Bắc Kinh ở vùng tranh chấp thuộc biển Hoa Đông.

Chiếc phao giám sát khổng lồ được Trung Quốc thả xuống biển Hoa Đông. Ảnh: IOCAS

Chiếc phao giám sát khổng lồ được Trung Quốc thả xuống biển Hoa Đông. Ảnh: IOCAS

Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) đầu tuần này tuyên bố, một chiếc phao khổng lồ đã được triển khai trong tháng 1 tại một địa điểm không xác định ở biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền với Hàn Quốc, Nhật Bản. Theo CAS, chiếc phao khổng lồ này sẽ "lấp đầy khoảng trống" trong hệ thống phao thu thập dữ liệu của Trung Quốc. 

Theo các nhà nghiên cứu, chiếc phao mới sẽ giúp Trung Quốc chuẩn bị tốt hơn khi đối mặt với các thách thức như bảo vệ môi trường, thời tiết khắc nghiệt và tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng. 

Một chức năng quan trọng của mạng lưới phao thu thập dữ liệu là đánh dấu lãnh thổ ở khu vực mà Bắc Kinh đang có tranh chấp với Tokyo và Seoul, theo Cục hải dương Trung Quốc (SOA). Ước tính khu vực tranh chấp có diện tích 340 km vuông. 

"Các vị trí triển khai phao ở biển Hoa Đông gồm các khu vực tranh chấp lãnh thổ và các hoạt động nhạy cảm khác, nhằm đáp ứng nhu cầu thu thập dữ liệu và bảo vệ chủ quyền của đất nước", các nhà nghiên cứu SOA viết trong phần giới thiệu về hệ thống năm 2014. 

Chiếc phao khổng lồ có chứa camera và các cảm biến, giúp cảnh báo cho cơ quan thực thi pháp luật và hải quân Trung Quốc nếu các bên khác xâm nhập. Hải quân Trung Quốc sẽ di chuyển tới và ngăn chặn hành vi xâm nhập đó, theo SOA. 

Những chiếc phao khổng lồ cũng có thể thu thập dữ liệu để cải thiện khả năng phát hiện sớm các thảm họa thiên nhiên và giúp theo dõi thành phần dinh dưỡng trong nước. 

Chiếc phao khổng lồ của Trung Quốc được cho là to hơn hầu hết các loại phao giám sát trên thế giới. Ảnh: IOCAS

Chiếc phao khổng lồ của Trung Quốc được cho là to hơn hầu hết các loại phao giám sát trên thế giới. Ảnh: IOCAS

Một số nhà khoa học hàng hải coi biển Hoa Đông là "Nghĩa địa phao". Trong nhiều thế kỷ, biển Hoa Đông là một ngư trường nhộn nhịp, với sự hiện diện của các tàu cá Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Một số phao đắt tiền của các nước trong khu vực được triển khai ở vùng biển này, thậm chí, có cả nước ngoài như Mỹ, đều bị hư hỏng - thường do các tai nạn liên quan đến tàu đánh cá, nhưng đôi khi cũng là do phá hoại. Các thiết bị đắt tiền trên phao đôi khi bị lấy cắp. 

Mỹ từng có số lượng phao giám sát lớn nhất ở các vùng biển quanh Trung Quốc, như một phần trong chiến lược chống lại cách tiếp cận bành trướng của Trung Quốc với "chuỗi đảo đầu tiên" - một mạng lưới phòng thủ, bao gồm số lượng lớn các căn cứ quân sự trải dài ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. 

Nhưng trong những năm gần đây, quy mô hệ thống giám sát hải dương của Trung Quốc được cho là đã vượt Mỹ trong khu vực. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố thiết lập một hệ thống phao giám sát lớn hơn bất cứ nước nào ở biển Hoa Đông. Theo SOA, số phao giám sát của Trung Quốc ở biển Hoa Đông đã tăng gấp ba lần, lên 27 chiếc từ năm 2014 đến năm 2019, với gần một nửa được đặt ở vùng biển tranh chấp. 

Chiếc phao mới của Trung Quốc rộng 15 mét, to hơn hầu hết phao giám sát trên toàn thế giới. Phao giám sát lớn nhất của Mỹ cũng chỉ rộng 12 mét. Các hoạt động hàng ngày của phao giám sát được điều hành bằng trí tuệ nhân tạo. 

Theo các nhà nghiên cứu, phao giám sát khổng lồ mới được trang bị tốt hơn để ngăn nhiễu. Nó còn được bảo vệ bởi ba chiếc phao "canh gác", mỗi chiếc được neo xuống đáy biển và có những ngọn đèn chạy bằng năng lượng mặt trời để cảnh báo các tàu cá giữ khoảng cách an toàn. 

Kích thước của phao chính sẽ giúp nó ít bị hư hại hơn khi va chạm với các tàu đánh cá, vì cảm biển của nó có thể phát hiện những vật thể đến gần và gửi hình ảnh đến bộ chỉ huy Trung Quốc trên đất liền. Tàu ngầm có thể sử dụng thông tin từ phao giám sát để không đi vào các dòng biển xoáy, tránh bị kéo xuống độ sâu chết người. 

Nguồn: [Link nguồn]

Nhật Bản từ chối “cành ô liu” của Trung Quốc về tranh chấp trên Biển Hoa Đông

Hồi đầu năm nay, Bắc Kinh muốn Tokyo biết rằng nước này sẵn sàng giảm sự hiện diện của các tàu hải cảnh ở quần...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Thái - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN