Thực hư Nga tốn 5 tỷ USD sau 2 ngày chiến sự
Dù thiệt hại của Nga ở Ukraine là một bí mật quân sự, Ukraine ước tính chi phí mà Mátxcơva hứng chịu vì những chiếc xe tăng, máy bay, vũ khí bị phá huỷ lên tới khoảng 5 tỷ USD chỉ trong 2 ngày đầu tiên của chiến dịch.
Chiến dịch quân sự ở Ukraine đẩy Nga đến nguy cơ vỡ nợ. Lãi suất đã tăng gấp đôi, thị trường chứng khoán đóng cửa, giá đồng rúp rơi xuống mức thấp chưa từng thấy. Tổn thất từ chiến dịch quân sự nhân lên mấy lần vì hàng loạt lệnh trừng phạt chưa từng có tiền lệ mà Mỹ và nhiều quốc gia khác áp dụng. Người dân Nga giờ không thể mua đồ nội thất IKEA, hamburger của McDonald’s hay Starbucks, không thể đổi bất kỳ số tiền nội tệ nào mà họ có sang ngoại tệ.
Xe tăng Nga bị hỏng ở Ukraine Ảnh: Reuters
Kinh tế Nga ước tính sẽ giảm 7% trong năm nay, thay vì tăng trưởng 2% như dự báo đưa ra trước khi chiến dịch quân sự bắt đầu. Một số người khác cho rằng kinh tế Nga có thể giảm tới 15%. Cú sụt giảm đó còn lớn hơn mức tổn thất khi thị trường chứng khoán Nga sụp đổ năm 1998, tạo nên một cú sốc khiến nền kinh tế gần như không tăng trưởng trong thập kỷ sau đó, và mãi chưa thể thoát khỏi sự phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt. Trong khi đó, Liên minh châu Âu đang lên kế hoạch để giảm mạnh phụ thuộc vào năng lượng của Nga, còn Mỹ và Anh đã bắt đầu loại dầu Nga khỏi danh sách nhập khẩu.
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Nga trao đổi về tình hình Ukraine Tối 15/3, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov; hai bên trao đổi chân thành, thẳng thắn và xây dựng về tình hình xung đột tại Ukraine. Ông Sơn đề nghị các bên kiềm chế, giảm căng thẳng và tiếp tục nỗ lực đối thoại nhằm tìm giải pháp lâu dài trên cơ sở phù hợp với luật pháp quốc tế và tính đến lợi ích chính đáng của các bên; cho biết Việt Nam sẵn sàng cùng cộng đồng quốc tế đóng góp cho quá trình này. Ông Sơn cũng đề nghị phía Nga tiếp tục tổ chức các hành lang nhân đạo và có biện pháp bảo đảm an toàn cho dân thường, trong đó có người Việt Nam ở Ukraine, sơ tán ra khỏi các vùng chiến sự. Ông Lavrov đánh giá cao vai trò và đóng góp của Việt Nam cho hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới; khẳng định sẽ cố gắng hết sức hỗ trợ sơ tán an toàn công dân Việt Nam ra khỏi các khu vực chiến sự. Thu Loan |
Theo bài viết của ông Renaud Foucart, giảng viên cấp cao về kinh tế tại Trường Quản lý thuộc ĐH Lancaster (Anh) đăng trên The Conversation, viễn cảnh dài hạn của Nga rất xấu. Nếu các lệnh trừng phạt được duy trì, Nga sẽ mất hết các đối tác thương mại chính, ngoại trừ Trung Quốc và Belarus. Các hãng xếp hạng dự đoán Nga sẽ sớm mất khả năng trả nợ, gây ra những hệ luỵ lâu dài đối với nền kinh tế. Tình hình hiện nay cũng khiến Nga khó thu hút đầu tư nước ngoài nếu không có sự bảo đảm lớn, có thể dẫn đến tình trạng phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc.
Viễn cảnh kinh tế càng tồi tệ hơn nếu quân Nga giành chiến thắng ở Ukraine, lập ra một chính phủ mới với nhiệm vụ tái thiết hạ tầng đã bị bom đạn dội nát. Và khi người dân Ukraine ngày càng thân châu Âu, duy trì hoà bình ở môi trường không thuận sẽ khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin phải dùng một nguồn lực lớn từ ngân sách Nga. Sau 2 cuộc chiến và thành phố Grozny của Chechnya bị tàn phá từ năm 1999-2000, Nga chi 3,8 tỷ USD mỗi năm để duy trì chính quyền ở đó. Chi phí ở bán đảo Crimea cũng tương đương.
Dân số của Ukraine là khoảng 40 triệu người, nhiều gấp 40 lần so với Chechnya và gấp 20 lần so với Crimea. Quốc gia rộng thứ hai ở châu Âu về diện tích (sau Nga) sẽ là nơi cực kỳ đắt đỏ để duy trì một chính quyền thân Mátxcơva.
Không chỉ vũ khí tiêu tốn tiền của. Các chính phủ và chuyên gia kinh tế học tính toán cả chi phí trên mỗi mạng sống. Dựa trên tuổi thọ và GDP/đầu người, các chuyên gia ước tính, mỗi một binh sĩ tử trận sẽ tương đương tổn thất 400.000 USD, chưa kể chi phí bồi thường mà chính phủ phải trả cho các gia đình quân nhân thiệt mạng.
Nguồn: [Link nguồn]
Các biện pháp trừng phạt mới bao gồm cấm đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Nga, cấm xuất khẩu hàng hóa xa xỉ và cấm nhập khẩu sắt, thép.