Thêm bằng chứng khẳng định đã tìm được mộ Chúa Jesus
Mẫu vữa trát thu thập từ hầm mộ giúp hé lộ một phần sự thật quan trọng về nơi chôn cất cuối cùng của Chúa Jesus.
Hầm mộ Chúa Jesus lần đầu tiên được công bố với người dân năm 2016.
Cách đây một năm, hầm mộ được cho là dành để chôn cất Chúa Jesus được trưng bày với công chúng, hé lộ một phần lịch sử cách đây vài ngàn năm. Hầm mộ nằm tại thành phố Jerusalem, Israel. Nhiều người nghi ngờ đây không phải là hầm mộ thật của Chúa Jesus.
Mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra một bằng chứng quan trọng, xác thực khả năng đây là hầm mộ thật sự của Chúa Jesus. Bên trên chiếc giường nơi Chúa Jesus nằm có đặt một phiến đá cẩm thạch lớn và trát lại bằng vữa. Các nhà khoa học xác định mẫu vật vữa lấy từ hầm mộ có tuổi đời khoảng năm 345 sau Công nguyên.
Mẫu vật vữa được sử dụng để tu tạo đúng thời điểm hoàng đế La Mã Constantine tìm thấy hầm mộ cổ khoảng thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên. Lúc này, hoàng đế Constantine cũng khẳng định hầm mộ tìm thấy là của Chúa Jesus.
Theo Daily Mail, chỉ gần gỡ bỏ phiến đá cẩm thạch phủ lên trên là có thể biết chính xác ai nằm bên trong. Tuy nhiên, với nhiều tín đồ Công giáo, điều này là sự cấm kị.
Phát hiện quan trọng này được các nhà nghiên cứu từ Đại học kĩ thuật quốc gia Athen (Ai Cập) công bố. Các mẫu vữa xây dựng được lấy từ năm 2016 và gần đây kết quả này được công bố rộng rãi. Antonia Moropoulou, quản lý dự án, nói: “Thật thú vị khi chỉ cần nghiên cứu vữa cũng có thể đưa ra bằng chứng quan trọng về công trình hầm mộ của Chúa Jesus”.
Theo truyền thuyết của Thiên Chúa giáo, giường chôn được đẽo từ mặt bên của hang động đá vôi sau khi Chúa Jesus bị đóng đinh. Kinh Thánh cho hay Chúa Jesus được đặt trên "giường chôn" trong ngôi mộ sau khi qua đời vì bị đóng đinh vào khoảng năm 33 sau Công nguyên. Ba ngày sau, thi thể Chúa biến mất và Chúa phục sinh hơn 40 ngày trước khi lên thiên đường.
Hàng trăm năm qua, các nhà sử học thế giới đã tranh luận nảy lửa về việc Chúa Jesus thực sự trông như thế nào, nhưng...