Sao chổi xanh tái xuất lần đầu tiên kể từ thời đồ đá
Một sao chổi xanh được phát hiện gần đây sắp lao qua Trái đất, lần đầu tiên trong 50.000 năm. Lần gần đây nhất mà nó hiện rõ trên bầu trời đêm là thời kỳ đồ đá.
Sao chổi C/2022 E3 (ZTF) được phát hiện từ tháng 3/2022
Sao chổi này được các nhà thiên văn học phát hiện ngày 2/3/2022, nhờ camera khảo sát trường rộng tại đài quan sát Palomar ở San Diego, California. Sao chổi này tiến gần Mặt trời nhất hôm 12/1 vừa qua, NASA cho biết.
Được đặt tên là C/2022 E3 (ZTF), sao chổi có quỹ đạo quanh Mặt trời và bay ở rìa ngoài của Hệ Mặt trời, vì thế nó phải mất nhiều năm như vậy mới có thể bay qua Trái đất một lần nữa.
Thiên thể này bay gần Trái đất nhất trong thời gian từ ngày 1-2/2, với khoảng cách 42 – 44 triệu dặm.
Kể cả lúc bay gần nhất, sao chổi vẫn xa Trái đất với khoảng cách gấp 100 lần so với Mặt trăng.
Khi sao chổi đến gần Trái đất nhất, những người quan sát thiên văn có thể nhận ra nó trong hình dạng một vệt mờ màu xanh gần ngôi sao Polaris, còn gọi là sao Bắc đẩu. Sao chổi phản chiếu nhiều màu khác nhau do vị trí trong quỹ đạo và thành phần hóa học.
Bầu trời buổi sáng sớm, sau khi Mặt trăng đã lặn ở Bắc bán cầu, là thời gian tối ưu để quan sát sao chổi. Những người ở Nam bán cầu khó quan sát thiên thể hơn.
Tùy vào độ sáng, sao chổi C/2022 E3 (ZTF) có thể được quan sát bằng mắt thường trong bầu trời đêm, nhưng ống nhòm và kính thiên văn sẽ giúp việc quan sát dễ dàng hơn.
Sau khi bay qua Trái đất, sao chổi sẽ bay gần sao Hỏa nhất vào ngày 10/2.
Nguồn: [Link nguồn]
Theo tài liệu mới công bố của Bộ Tư lệnh không gian Mỹ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện sao chổi ngoài Hệ Mặt trời đầu tiên va vào Trái đất, một hiện tượng hiếm xảy...