Obama không thuyết phục được dân Mỹ về Syria

Tổng thống Mỹ Obama đã không giải đáp được những câu hỏi lớn của người dân Mỹ sau bài phát biểu quan trọng trên truyền hình về vấn đề Syria.

Tổng thống Barack Obama vừa mới đưa ra một trong những bài phát biểu quan trọng nhất trong nhiệm kỳ của mình khi lên truyền hình tìm cách thuyết phục dư luận đang đầy hoài nghi của nước Mỹ về sự cần thiết phải trừng phạt quân sự đối với Syria vì việc sử dụng vũ khí hóa học, đồng thời thể hiện cam kết theo đuổi một chính sách ngoại giao đầy bất ngờ để loại bỏ kho vũ khí hóa học ở quốc gia này.

Với nhiều người dân Mỹ đang mong muốn Tổng thống làm rõ những sự kiện đang diễn ra rất nhanh chóng hiện nay, trong bài phát biểu của mình Obama phải trả lời rất nhiều câu hỏi lớn từ dư luận, trong đó câu hỏi quan trọng nhất là tại sao Mỹ vẫn cần phải có hành động quân sự trong khi đang theo đuổi chính sách ngoại giao ở Syria. Thế nhưng có vẻ như Obama đã không giải đáp thỏa đáng câu hỏi này của người dân Mỹ.

Obama danh syria  obama  tong thong my  brack obama  dan my phan doi danh syria  phan doi chien tranh syria  tham do y kien  my danh syria  chien su syria  vu khi hoa hoc  quoc hoi my  bo phieu  tong thong obama  phan doi chien tranh  can thiep quan su  du luan My  chien tranh syria  chien su syria  chien tranh my syria  obama  tin the gioi  an ninh the gioi  thoi su quoc te  thoi su  cong an  bao cong an  bao cong an  bao an ninh  an ninh  tin an ninh  phap luat  tin phap luat  bao phap luat  tin nhanh  tin moi  tin hay  tin nong  tin hot  tin tức  tin tuc  tintuc  tin tuc online  bao dien tu  bao vn  xa hoi  doc bao  bao  vn

Obama dường như không giải đáp thỏa đáng những câu hỏi lớn của người dân Mỹ

Trước khi Tổng thống Obama lên truyền hình phát biểu, tình hình ở Syria đã có những biến chuyển đầy mau lẹ và bất ngờ. Theo đó, Syria đã chấp nhận đề xuất của Nga về việc giao nộp kho vũ khí hóa học của mình cho cộng đồng quốc tế, mặc dù các chi tiết về những điều khoản thỏa thuận vẫn còn rất mù mờ.

Nhà Trắng đã tỏ ra hoài nghi và thận trọng với đề xuất này vì lo ngại rằng đó có thể là một chiến thuật hoãn binh của Nga và Syria. Tuy nhiên họ vẫn khẳng định rằng sẽ xem xét thấu đáo đề xuất này, và cam kết sẽ hợp tác với cộng đồng quốc tế để xem liệu họ có thể đạt được thành quả nào không.

Tổng thống Obama đã cử Ngoại trưởng John Kerry tới Geneva, Thụy Sĩ để gặp gỡ người đồng cấp Nga Sergei Lavrov để bàn về phương án thực hiện sáng kiến này.

Ở Mỹ, Tổng thống Obama đã dành phần lớn thời gian trong bài phát biểu 16 phút của mình để xâu chuỗi lại các sự kiện và kêu gọi hành động quân sự trên nền tảng đạo đức, chính trị và chiến lược, đồng thời khẳng định các nỗ lực trước đó nhằm giải quyết xung đột ở Syria bằng biện pháp ngoại giao đã thất bại.

Ông Obama đã vẽ ra một bức tranh sinh động về vụ tấn công ngày 21/8 mà Mỹ cáo buộc là do chế độ Bashar al-Assad thực hiện khiến hơn 1.400 dân thường thiệt mạng.

Ông nói: “Những hình ảnh về cuộc thảm sát này thật kinh khủng: Thi thể những người đàn ông, phụ nữ, trẻ em chết vì hơi độc nằm xếp hàng. Những người khác thì miệng sùi bọt mép đang gắng sức để thở. Một người cha ôm chặt những đứa con đã chết, cầu xin chúng đứng dậy và bước đi. Trong đêm kinh hoàng đó, thế giới đã chứng kiến sự khủng khiếp của vũ khí hóa học, và đó là lý do toàn thể nhân loại cấm sử dụng chúng và coi đó là một tội ác chống lại loài người, vi phạm luật chiến tranh.”

Ông Obama chỉ nhắc đến đề xuất của Nga ở cuối bài phát biểu và coi đây là một dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên ông vẫn cảnh báo rằng “còn quá sớm để khẳng định đề xuất này sẽ thành công, và bất cứ thỏa thuận nào cũng phải chắc chắn rằng chế độ Assad giữ vững cam kết của mình.”

Ông cũng để ngỏ khả năng rằng phương án ngoại giao sẽ thất bại, và cho biết ông đã ra lệnh cho quân đội duy trì sự hiện diện trong khu vực để “tiếp tục gây sức ép lên Assad.”

Tổng thống Obama kết thúc bài phát biểu của mình bằng nhận định: “Nước Mỹ không phải là kẻ sen đầm quốc tế. Những điều tồi tệ xảy ra khắp nơi trên thế giới, và chúng ta không đủ khả năng để khắc phục mọi điều tồi tệ đó. Nhưng khi chúng ta có thể ngăn chặn việc trẻ em bị giết bởi hơi độc, từ đó tạo ra tương lai an toàn hơn cho con em chúng ta bằng những nỗ lực và sự mạo hiểm khiêm tốn, tôi tin rằng chúng ta nên hành động. Đó chính là điều làm cho nước Mỹ khác biệt.”

Tuy nhiên, ông Obama lại đình chỉ nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ cho một cuộc tấn công quân sự từ dư luận nước Mỹ. Ông đã yêu cầu Quốc hội Mỹ hoãn bỏ phiếu về vấn đề này, cuộc bỏ phiếu mà ông gần như không thể đạt được sự ủng hộ đa số.

Các nhà bình luận cho rằng sau bài phát biểu này của ông Obama, phần lớn người Mỹ có thể hiểu được khía cạnh đạo đức của vấn đề, tuy nhiên họ vẫn nghi ngờ vào việc Obama có thể làm lay chuyển dư luận trong nước để nhìn nhận sự việc theo quan điểm của ông.

Một cuộc thăm dò dư luận do CNN thực hiện đối với những khán giả truyền hình cho thấy 47% người dân Mỹ cảm thấy thuyết phục với lập luận của ông Obama, trong khi 50% cho rằng ông Obama đã không làm được điều đó.

Nghị sĩ Elijah Cummings, người vẫn chưa đưa ra quyết định về vấn đề Syria, ca ngợi Tổng thống Obama đã “làm rất tốt” nhưng ông cho biết lập trường của ông trong vấn đề này vẫn không thay đổi.

Ông Obama nhấn mạnh rằng việc sử dụng hơi độc sarin ở Syria là hành động kinh tởm về đạo đức mà người Mỹ và cộng đồng quốc tế không thể dung thứ.

Tuy nhiên, nói một cách đơn giản, người dân Mỹ đã quá mệt mỏi với chiến tranh.

Trong một cuộc thăm dò dư luận của CNN được thực hiện hôm thứ Hai, 6/10 người dân Mỹ cho rằng cuộc chiến ở Iraq là một sai lầm, và khoảng 5/10 người có chung ý kiến về cuộc chiến ở Afghanistan. 3/4 người Mỹ nói rằng Mỹ không phải là sen đầm quốc tế.

Ngoài ra, gần 70% người Mỹ cho rằng Mỹ không có lợi ích quốc gia gì khi can dự vào cuộc nội chiến ở Syria, và 72% khẳng định một cuộc không kích của Mỹ sẽ không thể đạt được các mục tiêu lớn ở đất nước này.

Vậy nhưng Obama vẫn đưa ra lý lẽ chiến lược cho việc tấn công quân sự khi nói rằng những gì xảy ra ở Syria có thể ảnh hưởng đến các đồng minh của Mỹ trong khu vực như Israel, Thổ Nhĩ Kỳ…, và do đó ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ.

Tuy nhiên, ông Bruce Riedel, giáo đốc Dự án Tình báo tại Viện Brookings cho biết để đưa ra được lý lẽ về mối liên hệ gián tiếp giữa các quốc gia khác với an ninh quốc gia Mỹ là rất khó khăn, và trong trường hợp này, Tổng thống Obama đã “không làm được điều đó”. Ông này kết luận: “Tôi không cho rằng Tổng thống có thể đưa ra được lý lẽ thuyết phục, vì tôi nghĩ rằng ông ấy không biết cần phải làm gì.”

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Bảo Thành (Theo CNN) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN