Nhật Bản phóng lưới bắt rác vũ trụ
Khoảng 100 triệu mảnh vỡ vũ trụ trôi nổi trên quỹ đạo hành tinh của chúng ta.
Hình ảnh mô phỏng lưới bắt rác vũ trụ do các nhà khoa học phát triển.
Từ khi Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik lên quỹ đạo Trái đất vào năm 1957, nhiều thập kỷ khám phá vũ trụ đã tạo một vành đai rác vũ trụ nguy hểm trên không gian.
Các nhà khoa học thuộc Cơ quan khám phá vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã hợp tác với công ty sản xuất lưới đánh cá Nitto Seimo để phát triển hệ thống thu gom rác vũ trụ bay tự do trên quỹ đạo quanh Trái đất.
Một hệ thống thử nghiệm đã được tên lửa phóng lên quỹ đạo Trái đất từ trung tâm vũ trụ trên đảo Tanegashima ở Nhật Bản ngày 22 giờ 30 phút ngày 9.12 (theo giờ địa phương)
Hệ thống này sử dụng mạng lưới điện động lực, được tạo ra từ dây thép và nhôm mỏng. Nó sẽ được sử dụng để bắt những mảnh vỡ lớn có khả năng gây nguy hiểm cho các thiết bị đang hoạt động. Điện được tạo ra khi hệ thống di chuyển qua từ trường Trái đất có tác động làm giảm tốc độ của rác vũ trụ.
Khoảng 100 triệu mảnh vỡ vũ trụ trôi nổi trên quỹ đạo hành tinh của chúng ta.
Các nhà khoa học cho biết hệ thống sau đó sẽ kéo các mảnh vỡ xuống quỹ đạo thấp hơn. Cuối cùng, chúng sẽ rơi vào bầu khí quyển Trái đất và bị đối cháy tới mức vô hại, trước khi rơi xuống bề mặt hành tinh của chúng ta.
“Chiều dài của lưới bắt rác vũ trụ hiện tại khoảng 700m, nhưng nó sẽ được tăng lên 5.000 đến 10.000 để làm chậm được mảnh rác vũ trụ lớn”, Katsuya Suzuki, kỹ sư của công ty Nitto Seimo cho biết.
Các thí nghiệm với lướt bắt rác vũ trụ đã được thực hiện trong những năm gần đây. Một phát ngôn viên của JAXA cho biết cơ quan này hy bọng sẽ đưa hệ thống thu gom rác vũ trụ vào sử dụng thường xuyên hơn từ giữa thập kỷ tới.