Liên tục bị Mỹ dồn ép, TQ vội quay sang nhờ cậy châu Á?

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh sắp diễn ra ở Singapore được coi là thời cơ để Trung Quốc tìm kiếm thêm đồng minh châu Á, đối phó chiến tranh thương mại mà chính quyền Mỹ phát động.

Liên tục bị Mỹ dồn ép, TQ vội quay sang nhờ cậy châu Á? - 1

Trung Quốc tham gia tập trận hải quân với các nước Đông Nam Á.

Giáo sư Kai He đến từ Đại học Griffith, Úc, đưa ra nhận định trên tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), trong bối cảnh chiến tranh lạnh Mỹ-Trung hoàn toàn có thể nổ ra bất cứ lúc nào.

Sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, Trung Quốc bị phương tây cấm vận kinh tế. Trung Quốc đã phá vỡ sự cô lập ngoại giao bằng cách cải thiện quan hệ với các nước Đông Nam Á.

Tháng 8.1990, Trung Quốc khôi phục quan hệ với Indonesia và sau đó thiết lập quan hệ Singapore. Trung Quốc khi đó ngừng cấm vận kinh tế Nhật Bản.

Theo giáo sư Kai He, có thể nói rằng chính các nước châu Á đã giúp Trung Quốc thoát khỏi sự trừng phạt của phương Tây cách đây 30 năm.

Ngày nay, Trung Quốc tiếp tục bị Mỹ dồn ép, trong khi phương Tây đã đạt thỏa thuận với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Để tránh rơi vào một cuộc chiến tranh lạnh với Mỹ, Trung Quốc không còn cách nào khác là phải nhờ cậy vào các nước châu Á.

3 hội nghị thượng đỉnh sắp tới mà Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tham dự là thời cơ để Bắc Kinh cụ thể hóa điều này. Một mặt, Trung Quốc tìm cách thuyết phục châu Á rằng căng thẳng Mỹ-Trung sẽ không có lợi cho châu Á.

Mặt khác, Trung Quốc muốn chứng minh rằng họ là đối tác tin cậy và là thị trường tiềm năng của châu Á, theo giáo sư Kai He. Nhưng điều đó còn phải phụ thuộc vào hành động, chứ không chỉ những lời nói suông.

Liên tục bị Mỹ dồn ép, TQ vội quay sang nhờ cậy châu Á? - 2

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump không ngừng gây sức ép Trung Quốc.

Căng thẳng trên Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á được coi là một ví dụ rõ ràng, theo giáo sư Kal He.

Ngược lại, Mỹ có thể tiếp tục sử dụng vấn đề Biển Đông để khiến các quốc gia châu Á dè chừng Trung Quốc. Một thách thức khác Trung Quốc phải đối mặt liên quan đến Sáng kiến Vành đai và Con đường.

Tân Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã hủy bỏ hai dự án với Trung Quốc trị giá 20 tỷ USD. Cái bẫy nợ mà Trung Quốc giăng ra với châu Phi là điều mà các nước châu Á dè chừng. Mỹ cũng có thể dựa vào vấn đề này để đẩy các nước châu Á rời xa Trung Quốc.

Nhưng các nước châu Á cũng có lý do để không ngả hoàn toàn sang Mỹ, theo giáo sư Kal He. Thứ nhất, châu Á không muốn chiến tranh Mỹ-Trung nổ ra. Thứ hai, đa số các nước châu Á coi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất nên vẫn cần đến Trung Quốc để cải thiện cơ sở hạ tầng, tăng cường phát triển kinh tế.

Nhìn chung, Trung Quốc và các nước châu Á có chung nhiều lợi ích kinh tế và chiến lược. Điều quan trọng là Bắc Kinh sẽ làm như thế nào để thu hút các quốc gia này về phía mình, trước sức ép ngày càng lớn từ Mỹ.

Đó là điều mà giới quan sát đặc biệt chú ý trong thời gian tới, theo tác giả Kal He.

Trung Quốc “ngấm đòn” trừng phạt của Mỹ, nên nhận thua ông Trump?

Chuyên gia Xu Yumiao cho rằng Trung Quốc nên học theo châu Âu, Nhật Bản để đối thoại trực tiếp với Tổng thống Mỹ Donald...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN