Hé lộ uy lực tên lửa hành trình hạt nhân mạnh nhất thế giới của Nga
Tính năng kỹ thuật của tên lửa hành trình hạt nhân Nga Burevestnik (9M730) mới được tiết lộ thêm.
Tên lửa hành trình hạt nhân Nga trong một lần phóng thử nghiệm.
Theo báo Nga, Burevestnik 9M730 là mẫu tên lửa hành trình đầu tiên trên thế giới được trang bị động cơ hạt nhân với các tính năng chưa từng có như tầm bay không giới hạn.
Đây là một trong số 6 vũ khí chiến lược mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đã công bố trước công chúng trong thông điệp liên bang vào ngày 1.3.2018.
Mang tên là tên lửa hành trình nhưng nhờ động cơ hạt nhân nên 9M730 có khả năng bay xuyên lục địa giống như các tên lửa đạn đạo. Không giống như tên lửa đạn đạo, 9M730 có thể bay ở tầm thấp trong suốt hành trình tấn công mục tiêu và biết né tránh hệ thống phòng không đối phương.
Được biết, các nhà khoa học Nga bắt đầu phát triển Burevestnik 9M730 từ năm 2001, sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo (ABM).
Sự kết hợp giữa động cơ hạt nhân và khả năng vận hành linh hoạt của tên lửa hành trình là điều mà các nhà khoa học Nga đã giải quyết thành công bằng vấn đề vật liệu và các thuật toán hoàn toàn mới.
Động cơ hạt nhân giúp tên lửa đạt tầm bay không hạn chế và gần như không giới hạn thời gian bay trên bầu trời. Đây là điều chưa từng có từ trước đến nay.
Lộ diện mẫu tên lửa hành trình hạt nhân Nga.
Theo báo Nga, tên lửa còn được trang bị thiết bị giống như bình ắc quy mang mã số 9B280-1, chịu được nhiều tác động khác nhau như nước, nhiệt độ cao. Thiết bị này được cho là lưu trữ điện năng tạo ra từ động cơ hạt nhân.
Đầu năm nay, Nga tuyên bố đã 14 lần thử nghiệm tên lửa 9M730 và đạt nhiều thành công đột phá, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết.
Truyền thông Mỹ đồn đoán, mẫu tên lửa này sẽ được bàn giao cho lực lượng hạt nhân chiến lược Nga trong giai đoạn năm 2020-2021.
Tên lửa hành trình Burevestnik 9М730 dự kiến có tốc độ bay khoảng 900km/giờ, tương đương với các mẫu tên lửa hành trình hiện nay.
Phiên bản đầu tiên của 9M730 được thiết kế để khai hỏa từ xe phóng di động. Không rõ Nga có sản xuất phiên bản tên lửa trang bị cho tàu chiến và chiến đấu cơ hay không.
Với định danh là tên lửa hành trình nên quân đội Nga hoàn toàn có thể sử dụng mẫu tên lửa này cho mục đích tấn công các mục tiêu quan trọng của đối phương.
Chi phí chế tạo tên lửa khá đắt đỏ vì sử dụng động cơ hạt nhân nên nhiều khả năng Nga cũng trang bị cho tên lửa đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ.
Quân đội Nga mới đây đã thử nghiệm bộ 3 hạt nhân của mình. Động thái này là nhằm nhắc nhở Mỹ và phương Tây về...