Điều đáng sợ từ loại vũ khí mới nhất của Triều Tiên

Triều Tiên có thể chiếm ưu thế lớn nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra nhờ vào tên lửa đạn đạo tầm xa mới sử dụng nhiên liệu rắn.

Điều đáng sợ từ loại vũ khí mới nhất của Triều Tiên - 1

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã giới thiệu hai loại tên lửa đạn đạo mới trong cuộc duyệt binh ngày 15.4.

Theo The Sun, trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 105 năm ngày sinh cố lãnh tụ Kim Nhật Thành, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã lần đầu giới thiệu hai loại tên lửa đạn đạo mới nhất.

Cụ thể, Triều Tiên đã công bố loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Pukguksong-1 (KN-11) và phiên bản phóng từ mặt đất Pukguksong-2 (KN-15). Nước này đã phóng thử thành công KN-11 vào cuối tháng 8.2016 và KN-15 là vào tháng 2.2017. Cả 2 loại tên lửa này đều có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

The Sun phân tích, mối lo ngại hiện nay không phải bao giờ Triều Tiên thử hạt nhân, mà là những loại tên lửa mới có thể tạo ra sự khác biệt rõ rệt nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra.

Điều đáng sợ từ loại vũ khí mới nhất của Triều Tiên - 2

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa KN-15 xuất hiện trong cuộc duyệt binh.

Đây là loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, ưu việt hơn rất nhiều so với tên lửa dùng nhiên liệu lỏng kiểu truyền thống. Nhiên liệu lỏng rẻ hơn và đơn giản hơn trong quá trình chế tạo.

Nhưng chúng không thể được cất giữ bên trong tên lửa vì chất lỏng sẽ gây ăn mòn. Thay vào đó, nhiên liệu lỏng chỉ được bơm vào tên lửa khi cần dùng đến. Trong trường hợp chiến nhanh chớp nhoáng nổ ra, các tên lửa thậm chí sẽ không kịp được nạp nhiên liệu để khai hỏa.

Ngược lại, nhiên liệu rắn được tích hợp ngay bên trong tên lửa, giúp cho loại vũ khí này luôn sẵn sàng khai hỏa. Các tên lửa này cũng nhẹ hơn, dễ dàng đặt trên các xe phóng tự hành và giấu trong các khu vực vùng núi, vốn rất khó phát hiện.

Bên cạnh đó, Triều Tiên cũng đã giới thiệu 2 loại xe chở mới phục vụ cho 2 loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn nói trên.

Điều đáng sợ từ loại vũ khí mới nhất của Triều Tiên - 3

Tên lửa đạn đạo KN-11 phóng từ tàu ngầm, tầm bắn 1000km, có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân, đầu đạn hóa học.

Một chiếc có gầm khá thấp và giống với loại Trung Quốc dùng để chở tên lửa DF-31. Chiếc còn lại có khả năng dựng đứng tên lửa để phóng ngay lập tức, mang hình dáng giống với xe chở tên lửa DF-41 phiên bản Trung Quốc hay Topol của Nga. Cuộc diễu binh ngày 15.4 là lần đầu tiên Bình Nhưỡng công khai khả năng này.

“Tín hiệu mà Triều Tiên đang muốn gửi đó là họ đang tập trung vào chế tạo tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, cùng với các phương tiện phóng cơ động, sức mạnh tên lửa Triều Tiên đang gia tăng đáng kể’’, Melissa Hanham, chuyên gia thuộc trung tâm nghiên cứu giải trừ vũ khí James Martin tại California, Mỹ, nhận định.

Các loại vũ khí như KN-15 cho Triền Tiên cơ hội đáp trả nếu kẻ thù tấn công trước. Điều này cũng đúng với KN-11, loại được thiết kế để phóng từ tàu ngầm lớp Gorae. Nếu tàu ngầm Triều Tiên lặn sâu xuống biển, rất khó để Mỹ và các đồng minh phát hiện.

Nghi vấn Triều Tiên dùng tên lửa giả trong lễ duyệt binh

Đoạn video phát trên kênh BBC cho thấy Triều Tiên dường như sử dụng tên lửa giả trong lễ duyệt binh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - The Sun ([Tên nguồn])
Tin tức Triều Tiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN