Đặc nhiệm Mỹ lẽ ra cứu được nhà báo bị chặt đầu

Nếu chiến dịch được thông qua sớm hơn, nhà báo Foley có thể đã được giải cứu và không bị phiến quân chặt đầu.

Ngày 24/8, tờ Sunday Times của Anh dẫn lời các nguồn tin từ Lầu Năm Góc (Mỹ) cho hay đặc nhiệm Mỹ có thể đã thực hiện chiến dịch giải cứu và 18 con tin khác sớm hơn trước khi họ bị chuyển đi nơi khác, tuy nhiên họ đã bỏ lỡ cơ hội này vì sự thận trọng quá mức của chính phủ.

Theo các nguồn tin này, lực lượng đặc nhiệm SEAL của quân đội Mỹ đã lên kế hoạch và hoàn thành mọi công tác chuẩn bị cho chiến dịch giải cứu này, song chính quyền của Tổng thống Barack Obama lại ngần ngừ chưa thông qua vì lo sợ binh lính Mỹ có thể bị giết hoặc bắt giữ ở Syria.

Đặc nhiệm Mỹ lẽ ra cứu được nhà báo bị chặt đầu - 1

Chiến dịch giải cứu  nhà báo Foley của đặc nhiệm SEAL bị Nhà Trắng trì hoãn nhiều lần

Theo đó, Nhà Trắng e ngại rằng họ sẽ phải hứng chịu hậu quả của một thảm họa như thời Tổng thống Jimmy Carter, khi chiến dịch Vuốt Đại bàng giải cứu con tin ở Iran năm 1980 thất bại.

Trong chiến dịch này, lực lượng đặc nhiệm Delta của Mỹ đã thực hiện kế hoạch giải cứu các công dân Mỹ bị bắt làm con tin tại đại sứ quán ở Tehran. Tuy nhiên, bão cát và những trục trặc kỹ thuật trên đường hành quân đã khiến chiến dịch bị hủy bỏ.

Trên đường quay về, hai chiếc máy bay của lực lượng giải cứu còn va vào nhau khiến 8 đặc nhiệm Mỹ thiệt mạng. Sự thất bại của chiến dịch này đã phủ một bóng mây đen lên nhiệm kỳ của Tổng thống Carter.

Chính vì điều đó, nguồn tin này cho rằng ông Obama đã không phê chuẩn việc thực hiện chiến dịch giải cứu này khi nó được trình lên vào ngày 4/7, và trong suốt 6 lần kế hoạch được đệ trình sau đó, ông Obama đều né tránh không đưa ra quyết định cuối cùng.

Đặc nhiệm Mỹ lẽ ra cứu được nhà báo bị chặt đầu - 2

Sự trì hoãn suốt 1 tháng đã khiến đặc nhiệm Mỹ không thể cứu được nhà báo Foley

Trung tá Anthony Shaffer, người từng hoạt động trong lực lượng tình báo quân đội Mỹ chuyên về các chiến dịch bí mật cho biết: “Tôi nghe kể rằng kế hoạch thực hiện chiến dịch giải cứu đã bị trì hoãn suốt 30 ngày trước khi được ông Obama bật đèn xanh. Họ đã chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng từ tháng Sáu để , thế nhưng họ lại không được phép thực hiện chiến dịch”.

Sau khi được ông Obama thông qua, đặc nhiệm Mỹ đã được vận chuyển bằng trực thăng tới địa điểm mà họ nghi ngờ là nơi phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) giam giữ các con tin nước ngoài. Khi đến nơi, họ đã sục sạo khắp nơi mà không phát hiện được bất cứ con tin nào, vì Foley và các nhà báo bị bắt cóc đã bị phiến quân chuyển đi nơi khác.

Trên đường rút lui, đặc nhiệm Mỹ bị phiến quân IS phát hiện, và một cuộc đấu súng quyết liệt đã nổ ra. Rất may là toàn bộ đặc nhiệm đã rút ra an toàn, tuy nhiên mục tiêu của cuộc tập kích là cùng các con tin khác đã không thực hiện được.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trí Dũng (Theo Sunday Times) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN