Chuyện mỹ nam của Hoàng đế La Mã

Khi đạo diễn Hollywood nổi tiếng Oliver Stone muốn dựng một bộ phim về cuộc đời huyền thoại của Alexander đại đế (356-323 tr.CN), ông vấp phải trở ngại lớn: Chính phủ Hy Lạp phản đối việc một trong những người anh hùng vĩ đại của mình bị “bôi nhọ” bằng câu chuyện tình yêu đồng tính.

Khi đạo diễn Hollywood nổi tiếng Oliver Stone muốn dựng một bộ phim về cuộc đời huyền thoại của Alexander đại đế (356-323 tr.CN), ông vấp phải trở ngại lớn: Chính phủ Hy Lạp phản đối việc một trong những người anh hùng vĩ đại của mình bị “bôi nhọ” bằng câu chuyện tình yêu đồng tính.

Vì thế, bộ phim được quay chủ yếu ở Morocco và Thái Lan. Không có cảnh nào được quay ở Hy Lạp, và như cơ quan thông tấn Athens (một trong hai hãng thông thấn chính ở Hy Lạp) giải thích, lý do là chính phủ Hy Lạp phản đối cách xây dựng chân dung người anh hùng Hy Lạp của Stone.

Anh hùng và mỹ nam

Một nhóm luật sư Hy Lạp thậm chí còn dọa kiện hãng phim Warner Bros và đạo diễn bộ phim vì ngụ ý rằng Alexander Đại đế, con trai vua Phillip II xứ Macedon và nữ hoàng Olympias, là người lưỡng tính. Đoàn luật sư gửi văn bản đến hãng phim yêu cầu dán nhãn bộ phim chỉ là câu chuyện hư cấu.

Trước đó khoảng 2 năm, hàng trăm người dân Hy Lạp Macedonia xông vào hội nghị khảo cổ để phản đối khi một chuyên gia đang thuyết trình về xu hướng tình dục đồng giới của Alexander. Sau đó, cảnh sát đã đến để sơ tán… các chuyên gia.

Chuyện mỹ nam của Hoàng đế La Mã - 1

Poster phim Alexander của Oliver Stone (Nguồn: thewildreed)

Còn bộ phim của Hollywood cũng chịu số phận tương tự. Từ khi bắt đầu được trình chiếu năm 2004, bộ phim mang tên Alexander nhận được rất ít chú ý. Hóa ra xưởng phim của Stone chịu áp lực phải cắt nhiều cảnh tình cảm của Alexander, khiến bộ phim trở nên nhàm chán.

Đạo diễn Oliver Stone đều khẳng định nội dung phim là hoàn toàn chính xác về mặt lịch sử và phản ánh cuộc sống những năm 330 tr.CN khi vị vua Macedonia này thống trị đế quốc hùng mạnh nhất thế giới. Stone đã mời nhà sử học Robin Lane Fox, người từng xuất bản cuốn tiểu sử Alexander năm 1972, làm cố vấn lịch sử cho bộ phim. Vị đạo diễn cho rằng lưỡng tính và đồng tính luyến ái không phải là vấn đề lớn trong thời cổ đại.

Gần 400 năm sau, Hadrian (76 - 138 sau CN), vị Hoàng đế của đế chế La Mã cũng không chỉ được biết đến như một đấng minh quân, nhà lãnh đạo quân sự tàn nhẫn, có đầu óc tham vọng và làm việc không biết ngừng nghỉ để cai trị đế quốc rộng lớn hơn cả Liên minh châu Âu ngày nay, mà còn được nhiều người biết đến là người lưỡng tính.

Dù Hadrian vẫn có quan hệ yêu đương với phụ nữ và ông không nghĩ mình là người đồng giới, nhưng dường như phái mạnh vẫn hấp dẫn hơn đối với vị bậc minh quân lừng danh nhất của La Mã. Người được Hadrian yêu nhất là một người Ai Cập tên Antinous. Người thanh niên này đã đi theo Hadrian suốt 6 năm cho đến khi anh ta chết ở vùng sống Nile khi tuổi đời vẫn còn trẻ.

Đời sống tình dục người La Mã giai đoạn này rất phóng túng do sự sùng bái thần Venus - vị thần đại diện cho tình yêu và tính dục. Cho nên, mối quan hệ đồng tính giữa Hadrian và Antinous không hề e ngại.

Sau cái chết của Antinous trong chuyến viếng thăm Ai Cập năm 130, vì quá đau buồn, Hadrian đã thần thánh hóa Antinous bằng cách ra lệnh cho cả đế quốc La Mã để tang người tình trẻ, xây thành phố tại Ai Cập đặt tên là Antinopolis và đúc đồng tiền có hình Antinous.

Chuyện mỹ nam của Hoàng đế La Mã - 2

Tượng Hadrian tại một bảo tàng ở Italia

Hiếp dâm nam và quan hệ đồng giới trong quân đội

Bên cạnh đó, ngay từ thế kỷ thứ 2 tr.CN, luật pháp La Mã quy định vấn đề hiếp dâm nam giới. Theo luật này, ngay cả những người đàn ông “mang tiếng xấu hay có vấn đề” cũng đều được bảo vệ khỏi tình dục ép buộc như những người bình thường. Cuốn Lex Julia de vi publica được ghi lại từ thế kỷ thứ 3 sau CN nhưng có thể xuất phát từ thời Julius Ceasar, định nghĩa hiếp dâm là hành vi tình dục ép buộc mà “đàn ông, phụ nữ hay bất kỳ ai” phải chịu đựng.

Kẻ phạm tội hiếp dâm có thể bị hành hình. Đàn ông làm nghề mại dâm hay giải trí được gọi là infamis và không được pháp luật bảo vệ như công dân. Tuy nhiên, khái niệm hiếp dâm không áp dụng với nô lệ, vì những người này được gọi là tài sản chứ không phải con người bình thường. Tuy nhiên, chủ nô có thể kiện kẻ hiếp dâm nô lệ của họ để được bồi thường tổn thất tài sản.

Khi quân đội của nước nào đó chiến bại thì cả đàn ông và phụ nữ ở nước ấy đều có thể bị bóc lột tình dục. Trong quyển sách ghi lại những giai thoại về trinh tiết, nhà sử học Valerius Maximus ghi rằng số nạn nhân nam bị hiếp dâm ngang bằng số nạn nhân nữ.

Giống như những người đàn ông La Mã khác, các chiến binh La Mã có nghĩa vụ phải tự kiểm soát vấn đề tình dục. Augustus (thống trị từ năm 27 tr.Cn – 14 sau CN) thậm chí còn cấm các chiến binh kết hôn. Quy định này được duy trì suốt 2 thế kỷ. Tuy nhiên, chiến binh La Mã thỏa mãn bản năng bằng phụ nữ hoặc nam giới mại dâm, nô lệ nam, cưỡng hiếp người dân ở nơi thua trận, và quan hệ đồng giới.

Trong chiến tranh, bị cưỡng hiếp là biểu tượng của thất bại, vì thế các chiến binh thường giữ thân mình không bị bóc lột tình dục. Trong thời kỳ này, quan hệ đồng giới giữa các chiến binh cùng hàng ngũ bị phạt rất nặng, thậm chí tử hình vì đây là một trong những điều cấm của quân đội.

______________

Đón đọc bài: Chuyện đồng tính của hoàng đế Trung Hoa vào 19h ngày 15/1/2013.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trúc Quỳnh (tổng hợp) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN