Bí mật đáng sợ của tên lửa "quái vật" Triều Tiên mới phóng 

"Đây là một quái vật. Tên lửa này lớn hơn và mạnh hơn rất nhiều so với các phiên bản trước đó", các chuyên gia tuyên bố và nhận định rằng tên lửa Triều Tiên vừa phóng hôm 29.11 còn có nhiều bí mật đáng gờm.

Bí mật đáng sợ của tên lửa "quái vật" Triều Tiên mới phóng  - 1

Tên lửa Triều Tiên mới phóng rạng sáng 29.11 được cho là có những bí mật đáng gờm.

Giáo sư Vipin Narang, một người chuyên theo dõi khả năng hạt nhân của Triều Tiên đã gọi tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15 của nước này là "quái vật". Ông cũng cho rằng vũ khí mới của Triều Tiên có thể mang theo vũ khí nhiệt hạch cực mạnh, bất kể liệu nước này đã chế tạo được loạt đầu đạn nhỏ gọn cho tên lửa hay chưa. 

"Họ sẽ không cần phải thu nhỏ nhiều", ông Narang nhấn mạnh và tin rằng, Hwasong-15 có thể giúp Triều Tiên có khả năng bắn đầu đạn hạt nhân vào lục địa Mỹ. 

"Tôi tin rằng, thời điểm này họ có thể làm điều đó", vị Giáo sư nhấn mạnh. 

Dựa vào độ cao và thời gian mà Hwasong-15 bay trên không trước khi rơi xuống biển, các nhà phân tích nhận định, nếu phóng theo đường bay chuẩn, tên lửa này có thể bay được tối đa là 13.000 km. Điều này dẫn đến việc toàn bộ lục địa Mỹ đều nằm trong tầm bắn của nó. 

Theo các nhà phân tích, trọng lực của một đầu đạn thực sự có thể làm giảm tầm bắn của tên lửa. Tuy nhiên, họ tin rằng, với tính toán thận trọng nhất thì tên lửa quái vật của Triều Tiên vẫn đủ sức tấn công các thành phố dọc bờ Tây nước Mỹ. 

Bí mật đáng sợ của tên lửa "quái vật" Triều Tiên mới phóng  - 2

Hình ảnh tên lửa Hwasong-15 của Triều Tiên trước khi được phóng.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng tiết lộ rằng, Triều Tiên thường đặt tên mới cho các tên lửa đã được cải tiến dù chỉ là những sửa đổi nhỏ nhất. Tuy nhiên, điều này đã không được áp dụng với "quái vật Hwasong-15. 

Ông Markus Schiller, một kỹ sư không gian vũ trụ của công ty Đức ST Analytics bình luận, trường hợp này rõ ràng "có một điều gì đó khác lạ".  

Triều Tiên từng thực hiện 2 vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa được gọi là Hwasong-14 vào tháng 7 năm nay. Theo các bức ảnh truyền thông nhà nước Triều Tiên đăng tải về vụ phóng tên lửa mới nhất vào rạng sáng ngày 29.11, thì kích thước của Hwasong-15 lớn hơn đáng kể so với Hwasong-14 - tên lửa hiện đại nhất của Bình Nhưỡng từ trước đến nay.

"Đây không chỉ là một tên lửa lớn đối với Triều Tiên mà còn là tên lửa lớn đối với thế giới nói chung. Hiện không có nhiều nước có thể chế tạo được tên lửa lớn như vậy và có thể vận hành nó", Michael Duitsman, chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu không phổ biến vũ khí James Martin (CNS), cho biết.

Ngoài việc có kích thước lớn hơn rất nhiều so với Hwasong-14, tên lửa Hwasong-15 dường như còn được trang bị các động cơ mạnh mẽ hơn nhiều, ông Schiller nhận định. 

Chuyên gia này cũng tin rằng, với Hwasong-15, Triều Tiên đã tìm ra cách cải tiến động cơ mới mà họ chưa từng áp dụng trước đây.

"Loại tên lửa này có động cơ mới, nhưng là thứ mà trước đây chúng ta đã từng nhìn qua",  Scott LaFoy – chuyên gia hình ảnh vệ tinh và tên lửa của trang mạng NK Pro khẳng định thêm. Theo đó, Hwasong-15 được cho là có thể chở được tải trọng lên tới 2 tấn hoặc hơn. 

Chưa hết, phần mũi của Hwasong-15 rộng đến mức giáo sư Narang tin rằng, nó có thể có khả năng đánh lừa hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.  

Rạng sáng 29.11, Triều Tiên đã phóng một tên lửa từ phía bắc Bình Nhưỡng. Truyền thông nhà nước Triều Tiên sau đó xác nhận nước này đã phóng thành công một tên lửa đạn đạo liên lục địa loại mới có tên gọi Hwasong-15.

Các dữ liệu của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản cho biết, tên lửa đã bay xa 960km và đạt đến độ cao gần 4.500km, cao hơn bất cứ vụ phóng nào trước đây của Triều Tiên. Giới chức Nhật Bản cho biết, tên lửa này đã bay trong thời gian 53 phút, lâu nhất từ trước đến nay, trước khi rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.  

Vụ thử tên lửa đánh dấu lần đầu tiên Triều Tiên hành động khiêu khích tới Mỹ và các quốc gia trong khu vực kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump liệt Bình Nhưỡng vào danh sách các quốc gia bảo trợ khủng bố. 

Trước vụ phóng tên lửa ngày 29.11, Triều Tiên đã phóng 22 quả tên lửa không đem theo đầu đạn hạt nhân trong suốt 15 lần thử kể từ tháng 2 năm nay. 

Con số thương vong khổng lồ nếu Triều Tiên dội tên lửa Washington

Tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15 của Triều Tiên đủ sức tấn công thủ đô Washington D.C, Mỹ và gây ra thương...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Đăng (theo NPR) ([Tên nguồn])
Tin tức Triều Tiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN