Top 5 ngành nghề dịch chuyển mạnh mẽ trong và sau đại dịch Covid-19

Đại dịch COVID-19 đã liên tiếp bùng phát và ngày càng dữ dội thời gian gần đây gây ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế của Việt Nam.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, chỉ riêng Quý II/2021 dịch Covid-19 đã khiến 40.300 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, giải thể và đẩy 1.100.000 người trong độ tuổi lao động vào tình trạng mất việc làm. Kéo theo đó là sự dịch chuyển xu hướng ngành nghề càng trở lên mạnh mẽ hơn. Trong đó, nhiều nhóm ngành bị tác động tiêu cực nghiêm trọng phải kể tới là hàng không, du lịch, xây dựng… Bên cạnh đó thì lại có những ngành nghề trở lên “hot" hơn bao giờ hết như “top" 5 nghề dưới đây.

Top 5 ngành nghề dịch chuyển mạnh mẽ trong và sau đại dịch Covid-19 - 1

1. Nghề Y Dược

Nghề Y Dược gắn liền tới sức khỏe con người - vấn đề mà dù ở thời đại nào cũng rất cần nên nó đóng vai trò rất quan trọng. Đặc biệt, trong đại dịch Covid-19 thì đây là nhóm ngành cực “khát” nguồn nhân lực nhằm đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không bao lâu khi dịch Covid-19 xảy đến, tình trạng thiếu bác sĩ, y tá trở nên trầm trọng tại nhiều quốc gia.

Top 5 ngành nghề dịch chuyển mạnh mẽ trong và sau đại dịch Covid-19 - 2

Tuy nhiên, thời gian đào tạo của nhóm ngành nghề Y, Dược tương đối dài (Từ 5-7 năm) với khối lượng kiến thức cực lớn. Thêm vào đó, đây là ngành nghề yêu cầu trình độ chuyên môn cao. Do vậy, để theo đuổi được nó cần phải có sự kiên trì, nỗ lực và quyết tâm học tập rất lớn.

2. Nghề Logistics

Khi dịch Covid-19 nhu cầu về logistics và vận chuyển tăng cao. Theo Thống kê của Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam, hiện có hơn 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này với tốc độ tăng trưởng lên tới 35-40% mỗi năm và con số dự báo còn tăng cao hơn. Trong 3 năm tới, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics cần khoảng 18.000 lao động. Như vậy, tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm cho những người theo học ngành này là rất lớn.

Top 5 ngành nghề dịch chuyển mạnh mẽ trong và sau đại dịch Covid-19 - 3

3. Nghề thương mại điện tử

Trong bối cảnh dịch bệnh, con người dần chuyển hành vi sang mua sắm trực tuyến qua các kênh thương mại điện tử thay cho việc mua trực tiếp tại các điểm bán như cửa hàng, siêu thị hay tại các trung tâm thương mại. Chính vì vậy, tại nhiều doanh nghiệp, trong khi nhiều vị trí khác buộc phải cắt giảm nhân sự thì các vị trí như quản trị trang website thương mại điện tử, quảng cáo, marketing, tư vấn, bán hàng online… thường xuyên được đăng tuyển.

Top 5 ngành nghề dịch chuyển mạnh mẽ trong và sau đại dịch Covid-19 - 4

4. Nghề công nghệ thông tin

Trong Kỷ nguyên của nền Cách mạng Công nghiệp 4.0, đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình số hoá toàn cầu. Hàng loạt các ứng dụng công nghệ thông tin trực tuyến thi nhau ra đời nhằm kịp thời phục vụ công việc và cuộc sống, giúp con người thay vì phải trực tiếp gặp mặt thì có thể dễ dàng làm việc, học hành, hội họp, mua sắm và thanh toán bằng hình thức online qua mạng Internet.

Theo con số thống kê của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông, nhu cầu nhân lực cho ngành Công nghệ thông tin (CNTT) cần khoảng 80.000 người/năm. Trong khi hàng năm, số sinh viên ra trường chỉ khoảng 32.000 người và chỉ 15% có thể đáp ứng được yêu cầu. Mục tiêu của Bộ Thông tin và Truyền thông đặt ra đến năm 2025 sẽ có 1.3 triệu lao động ngành CNTT. Điều này cho thấy CNTT đã và đang trở thành một ngành rất “hot".

5. Nghề sửa chữa các thiết bị điện tử, tin học

Đại dịch Covid-19 tàn khốc đã nhanh chóng làm thay đổi hành vi, thói quen của con người. Phần lớn các giao tiếp trực tiếp được thay thế bằng giao tiếp online thông qua các thiết bị điện tử như máy tính, laptop, máy tính bảng hay các thiết bị điện thoại thông minh (smartphone) như iphone, ipad... Vì vậy, nhu cầu sử dụng các thiết bị trên đang tăng đột biến.

Theo đó, nghề sửa chữa các thiết bị công nghệ điện tử, tin học nói chung và nghề sửa chữa laptop, macbook, PC, điện thoại, smartphone… nói riêng hiện đang được coi là một nghề đặc biệt “hot" và “khát" nguồn nhân lực có tay nghề. Ưu điểm của nghề này là thời gian đào tạo ngắn (3-18 tháng), thu nhập tốt (từ 7 - 20 triệu đồng/tháng) và lại không bắt buộc phải có bằng cấp cao, chủ yếu yêu cầu có “nghề” và kinh nghiệm.

Theo chia sẻ của ông Trương Văn Ngọc - Giám đốc Học Viện iT (hocvienit.vn) - một trong những địa chỉ đào tạo nghề sửa laptop, PC, Điện thoại uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu tại Hà Nội và TP.HCM: “Nghề sửa laptop, macbook, smartphone trong kỷ nguyên cách mạng công nghệ 4.0, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 càng làm rõ nhu cầu của xã hội là rất lớn. Với phương châm “Dạy thật - Chất lượng thật", trung tâm đang ngày càng thu hút được rất nhiều học viên theo học”.

Top 5 ngành nghề dịch chuyển mạnh mẽ trong và sau đại dịch Covid-19 - 5

Trên đây là “top” 5 nghề có xu hướng được dịch chuyển mạnh mẽ trong và sau Covid-19 mà các bạn trẻ có thể tham khảo. Từ đó sẽ có những định hướng, chọn lựa và sự trang bị những tư duy, kỹ năng và kiến thức nghề phù hợp, giúp có thể thích ứng và phát triển vững vàng trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN