Gói thầu Sữa học đường Hà Nội: Chủ đầu tư được “lợi kép”

Lợi ích kép của Chương trình sữa học đường của Hà Nội khi đơn vị trúng thầu có mức hỗ trợ cao hơn so mức mời thầu giúp tiết kiệm cho ngân sách Thành phố hàng trăm tỉ đồng và còn mang về cho trẻ em thủ đô sản phẩm được bổ sung thêm nhiều vi chất dinh dưỡng quan trọng.

Tiết kiệm hàng trăm tỉ đồng ngân sách

Hà Nội là địa phương có đông học sinh nhất cả nước, do vậy việc triển khai Chương trình sữa học đường cũng đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư  rất lớn về công sức và ngân sách của thành phố. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của UBND TP.Hà Nội, đề án Sữa học đường Hà Nội đã được thực hiện quyết liệt, bài bản, chặt chẽ và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định ngay từ những ngày đầu.

Gói thầu Sữa học đường Hà Nội: Chủ đầu tư được “lợi kép” - 1

Các cô giáo chuẩn bị sữa cho các em học sinh trước giờ uống sữa học đường tại một trường mầm non ở Hà Nội.

Sau hơn 1 tháng xét thầu, Sở GD- ĐT Hà Nội đã chính thức chọn Vinamilk là đơn vị cung cấp sữa cho đề án với mức hỗ trợ 23% (cao hơn mức mời thầu 3%) và đã giúp tiết kiệm cho ngân sách Thành phố hơn 350 tỷ đồng, phụ huynh chỉ phải trả 47% giá thành của hộp sữa so với giá thị trường.

Ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội đánh giá: Đây là con số này không hề nhỏ và Hà Nội đạt được nhờ cuộc đấu thầu công khai, minh bạch về một chương trình mang tính an sinh, xã hội. Theo mục tiêu của Đề án từ năm học 2018 - 2019 đến hết năm 2020 có khoảng 1,2 triệu trẻ mầm non và tiểu học ở tất cả các cơ sở giáo dục tại 30 quận huyện của Hà Nội, không phân biệt trường công lập, ngoài công lập hay các nhóm trẻ tư thục… đều sẽ được uống sữa học đường.

Gói thầu Sữa học đường Hà Nội: Chủ đầu tư được “lợi kép” - 2

Theo mục tiêu của đề án sữa học đường đến hết năm 2020 có khoảng 1,2 triệu trẻ mầm non và tiểu học ở Hà Nội được uống sữa học đường.

Đến hết tháng 3.2019, theo ông Tiến, toàn thành phố đã có gần 90% trẻ mầm non, tiểu học được bố mẹ tự nguyện đăng ký tham gia uống sữa học đường, tỉ lệ này tăng theo từng tháng và tăng hơn 20% so với thời điểm mới bắt đầu triển khai Chương trình (từ tháng 1.2019). Tuy nhiên, theo quy định, tham gia chương trình, mỗi trẻ em mẫu giáo, học sinh tiểu học được uống sữa 5 lần/tuần, mỗi lần một hộp 180ml.

Mang về cho trẻ em thủ đô sản phẩm được bổ sung thêm nhiều vi chất dinh dưỡng quan trọng

Chương trình “Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2020” được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt với mục tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ mẫu giáo xuống dưới 5,5%; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ mẫu giáo xuống dưới 13,5%; tăng chiều cao trung bình của trẻ 6 tuổi từ 1,5 đến 2cm so với năm 2010.

Gói thầu Sữa học đường Hà Nội: Chủ đầu tư được “lợi kép” - 3

Các cô giáo chuẩn bị sữa cho các em học sinh trước giờ uống sữa học đường tại một trường mầm non ở Hà Nội.

Ngoài các vi chất bắt buộc theo quy định của chương trình sữa học đường (sắt, canxi, vitamin D), sản phẩm sữa học đường của Vinamilk bổ sung thêm 10 Vitamin (Vitamin PP, Vitamin C, Vitamin A, Vitamin E, Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin K1, Vitamin B6, Vitamin B5, Acid Folic) và 4 khoáng chất (Iod, Kẽm, Đồng, Selen), hoàn toàn phù hợp với khuyến nghị của Bộ Y tế và Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Gói thầu Sữa học đường Hà Nội: Chủ đầu tư được “lợi kép” - 4

Theo mục tiêu của đề án sữa học đường đến hết năm 2020 có khoảng 1,2 triệu trẻ mầm non và tiểu học ở Hà Nội được uống sữa học đường.

Bà Trần Khánh Vân, Phó trưởng khoa Vi chất dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng, nhấn mạnh: Viện căn cứ vào nghiên cứu khoa học cấp Viện cho thấy, việc bổ sung các vi chất có trong sản phẩm sữa học đường là phù hợp tất cả các chỉ số.

Dưới góc độ của cơ quan thanh tra của ngành Y tế, ông Nguyễn Văn Nhiên, Phó chánh Thanh tra Bộ Y tế, khẳng định một cách khách quan và minh bạch ngay tại Hội nghị giao bao báo chí do Thành uỷ Hà Nội tổ chức trong tháng tư vừa qua, đó là: Căn cứ Quyết định của Thủ tướng phê duyệt chương trình “Sữa học đường” không có bất kỳ quy định nào cấm bổ sung các vi chất dinh dưỡng vào các sản phẩm sữa để sử dụng cho chương trình “Sữa học đường”.

Gói thầu Sữa học đường Hà Nội: Chủ đầu tư được “lợi kép” - 5

Theo mục tiêu của đề án sữa học đường đến hết năm 2020 có khoảng 1,2 triệu trẻ mầm non và tiểu học ở Hà Nội được uống sữa học đường.

Ông Nhiên còn thông tin: với sản phẩm đang được dùng trong Chương trình Sữa học đường tại Hà Nội là sữa Vinamilk, sản phẩm là sữa tươi tiệt trùng, có hàm lượng sữa tươi đạt 99,7% đối với loại không đường và 96% loại có đường. Như vây, hàm lượng sữa tươi trong sản phẩm trên đạt gần 100% và không có thành phần sữa bột.

Đặc biệt, chương trình nhận được hỗ trợ rất nhiều vào giá, lại có sự chung tay, hỗ trợ, giám sát của nhiều lực lượng…

Hà Nội chưa từng lơ là giám sát Sữa học đường

Ông Phạm Xuân Tiến cho biết, từ khi thực hiện Chương trình Sữa học đường đến nay, Hà Nội đã thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm tại các trường học, trong đó rất chú trọng tới Sữa học đường. Các nhà trường đã tuân thủ nghiêm quy định về an toàn thực phẩm trong việc tổ chức bữa ăn bán trú và thực hiện

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN