Chuyện nhập gia tùy tục của thầy giáo Mỹ

Hơn một thập kỷ sống tại Việt Nam, hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy trực tuyến tại trung tâm Anh ngữ Freetalk English, thầy Tom Lieberman đã có những kỷ niệm khó quên với quê hương thứ hai này.

Theo khảo sát của ngân hàng HSBC năm 2021, Việt Nam đứng thứ 19 trên thế giới về nơi để sống và làm việc, 83% chuyên gia nước ngoài lạc quan về cuộc sống ở nước ta. Qua khảo sát, nhiều người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam cho biết họ hiện tại không có ý định chuyển đi bất kỳ nơi nào khác, ít nhất là vào giai đoạn này.

Không những có nền kinh tế năng động, phát triển nhanh chóng, Việt Nam còn sở hữu điều kiện địa lý đa dạng từ đồi núi, rừng rậm đến biển khơi, đồ ăn tuyệt vời và con người thân thiện, dễ mến. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cuộc sống thường ngày của một giáo viên bản ngữ đã sinh sống gần 10 năm tại đất nước hình chữ S của chúng ta nhé!

Ấn tượng đầu khó quên

Ông Tom Lieberman chia sẻ: ”Tôi đã yêu Việt Nam từ cái nhìn đầu tiên cách đây hơn 20 năm, khi bắt gặp những bức ảnh về cảnh vật và con người nơi đây”.

Lần đầu tiên đặt chân tới Việt Nam, ông có đôi chút lạ lẫm, khi nhìn thấy cảnh các gia đình đi dạo quanh hồ Hoàn Kiếm, những người phụ nữ mặc áo dài và đặc biệt là vô số xe máy tấp nập trên đường phố.

Con người và cảnh quan thiên nhiên Việt Nam chính là điều khiến ông yêu thích

Con người và cảnh quan thiên nhiên Việt Nam chính là điều khiến ông yêu thích

Điều khiến ông ấn tượng nhất là con người Việt Nam ấm áp và tốt bụng. Ông cảm nhận được sự chân thành và mến khách từ những người bạn mới quen. Những cảm xúc khó quên đó đã theo ông cho đến tận bây giờ.

Duyên nợ cùng “quê hương thứ hai”

Những năm đầu ở Việt Nam, ông tìm niềm vui trong việc mở các nhóm trò chuyện bằng Tiếng Anh trên Bờ Hồ, thời gian còn lại ông dành cho bạn bè. Dần dà, ông đã quen với cuộc sống ở Việt Nam, yêu nét văn hóa Việt Nam, yêu con người Việt Nam nên đã quyết định gắn bó với Việt Nam.

Cuộc sống với ông Tom cho đến lúc này được coi là hoàn hảo, có trong tay đủ mọi thứ ông hằng mong - một gia đình hạnh phúc và công việc giảng dạy yêu thích. Trong suốt hành trình giảng dạy Tiếng Anh tại Việt Nam, ông đã vỡ lẽ ra nhiều điều.

Ông nhận thấy hầu như người Việt Nam học ngữ pháp rất nhanh và giỏi. Thế nhưng khi giao tiếp, nói chuyện với người bản ngữ lại khá rụt rè và thiếu tự tin. Từ đó, ông càng hy vọng được giúp đỡ cải thiện Tiếng Anh giao tiếp cho người Việt.

Chính vì thế, ông cùng với hơn 40 đồng nghiệp đã mở các lớp Tiếng Anh giao tiếp trực tuyến 1-1 trên hệ thống Freetalk English theo giáo trình chuẩn quốc tế. Chỉ với 30 phút học mỗi ngày, chỉ sau 3 tháng, chắc chắn Học viên sẽ có sự cải thiện rõ rệt về khả năng giao tiếp của mình.

Thích ứng dịch Covid-19 với chiến dịch truyền thông cổ vũ chống dịch

Đại dịch Covid-19 bùng phát sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán 2020 chính là bước ngoặt khó khăn với nhiều người. Đặc biệt là với người làm nghề giáo như ông Tom.

Không phải sự khó khăn về vấn đề tài chính, bởi hình thức học tập tại Freetalk English từ trước đến nay luôn là trực tuyến 1-1, nên quá trình nghỉ dịch không ảnh hưởng nhiều đến việc học tập của thầy và trò.

Ông bày tỏ sự khâm phục với cách ứng phó dịch bệnh của Chính phủ

Ông bày tỏ sự khâm phục với cách ứng phó dịch bệnh của Chính phủ

Khó khăn trong những tháng đầu tiên chống dịch đối với ông chính là sự thích ứng. Thích ứng với việc ở nhà trong khoảng thời gian dài. Nhưng sau đó mọi việc có vẻ dễ dàng hơn. Ông cũng bày tỏ sự khâm phục với cách ứng phó dịch bệnh nhanh chóng của Chính phủ.

Thời gian giãn cách, thầy giáo người Mỹ có nhiều thời gian cho gia đình hơn, đồng thời không quên cải thiện và nâng cao các kỹ năng giảng dạy của bản thân.

“Tại Freetalk English, chúng tôi đã áp dụng hình thức học tập trực tuyến ngay từ đầu nên thời điểm bùng dịch, cả giáo viên và học viên đều không bị bỡ ngỡ hay phải làm quen với hình thức học tập mới. Thêm vào đó, học trò của tôi đều bình an trải qua đại dịch. Đó chính là điều mà tôi cảm thấy may mắn nhất” - ông Tom chia sẻ thêm.

Đến thời điểm này, ông Tom cũng nghĩ mình đã quen với hầu hết khía cạnh của văn hóa Việt Nam, nhưng đôi khi vẫn có những điều khiến ông phải “vật lộn” để có thể hiểu được. Những lúc này, ông lại cần đến sự trợ giúp đắc lực của nửa kia trong cuộc đời mình.

Với ông, không có gì là đúng hay sai, chỉ là sự khác biệt về văn hóa. Điều quan trọng là chúng ta đều nên tôn trọng văn hóa và con người địa phương, tuân thủ các nguyên tắc và cố gắng thích nghi với văn hóa.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN