Các cơ sở giáo dục cần đổi mới để bắt kịp Cách mạng công nghiệp 4.0

Ngày 12/5, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trường Quốc tế Liên Hợp Quốc (UNIS) và trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) đã phối hợp tổ chức hội thảo “Trường học Chất lượng cao trong thời đại 4.0: Nhận định, Thách thức và Giải pháp công nghệ” tại khuôn viên trường Đại học Anh Quốc Việt Nam cơ sở Ecopark.

Giáo dục trong thời đại 4.0 phải giúp học sinh sau khi rời ghế nhà trường tận dụng được các cơ hội trong tương lai

Hơn 120 đại biểu là các nhà quản lý giáo dục đến từ các Sở và Phòng Giáo dục và Đào tạo, hơn 60 trường THCS và THPT trên địa bàn Thủ đô cùng nhiều diễn giả quốc tế uy tín đến từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Phụ nữ Liên Hợp Quốc…, đã tham gia hội thảo.

Các cơ sở giáo dục cần đổi mới để bắt kịp Cách mạng công nghiệp 4.0 - 1

Hội thảo giúp các nhà quản lý giáo dục, người làm giáo dục tìm hiểu những xu hướng và sự thay đổi của giáo dục trong thời đại 4.0

Hội thảo được tổ chức nhằm giúp người tham gia tìm hiểu về những xu hướng hiện nay, sự thay đổi nhanh chóng trong môi trường giáo dục và những nhu cầu giáo dục trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, để giúp học sinh sau khi rời ghế nhà trường có thể tận dụng được các cơ hội trong tương lai.

Các cơ sở giáo dục cần đổi mới để bắt kịp Cách mạng công nghiệp 4.0 - 2

Các diễn giả và người tham gia đã thảo luận nhiều chủ đề tại Hội thảo

Đây cũng là diễn đàn để các nhà quản lý giáo dục, các cơ sở đào tạo trình bày các vấn đề chính mà những người làm giáo dục đang phải đối mặt – công nghệ, đổi mới, môi trường, sự bình đẳng giới và thay đổi sư phạm, đồng thời đề ra những nhận định, giải pháp về môi trường học chất lượng cao cho tương lai.

Trong bối cảnh Việt Nam đang sở hữu dân số trẻ và hệ thống giáo dục toàn diện đồng thời nhận được sự đánh giá cao về những tiến bộ khoa học và công nghệ, các nhà giáo dục sẽ đóng vai trò nòng cốt trong việc thúc đẩy sinh viên sáng tạo, có tư duy tiến bộ nhằm đóng góp hơn nữa cho sự thành công của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tại hội thảo, các diễn giả đã chia sẻ nhiều chủ đề quan trọng như: “Giảng viên trong thời kỳ 4.0: Những ví dụ khơi dậy cảm hứng” từ Tiến sĩ Tshering Lama (Diễn đàn Kinh tế thế giới); “Lớp học được trao quyền” từ bà Sue Nguyễn (Cán bộ Chương trình, Cơ quan Phụ nữ Liên Hợp Quốc); “Các hệ thống học tập” từ ông Sujoy Chaudhuri (Giám đốc Bộ phận phân tích Học tập, Consilience) và “STEM trong các trường học chất lượng cao thời đại 4.0” của đại diện trường PTTH Hà Nội-Amsterdam.

Các cơ sở giáo dục cần đổi mới để bắt kịp Cách mạng công nghiệp 4.0 - 3

Các cơ sở giáo dục cần đổi mới để bắt kịp Cách mạng công nghiệp 4.0 - 4

Nhà giáo Lê Thị Oanh, Hiệu trưởng trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam tham dự Hội thảo và chia sẻ quan điểm của mình

Dưới góc nhìn của nhà tuyển dụng, các đại diện của công ty kiểm toán Deloitte và công ty tuyển dụng Navigos đã tập trung vào những xu hướng hiện tại và tương lai cùng những thách thức mà cả doanh nghiệp và thị trường lao động đang phải đối mặt dưới tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0.

Hợp tác quốc tế là một trong những ưu tiên rất quan trọng

Phát biểu tại Hội thảo, ông Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết: “Việt Nam đang trong tiến trình đổi mới mạnh mẽ về giáo dục, đặc biệt là trong vòng 5 năm nay, và sự đổi mới này mang lại cả thách thức và cơ hội. Hà Nội có khoảng 2 triệu học sinh và 3.000 trường học, với vị thế của thủ đô, Hà Nội xác định phải đi tiên phong trong tiến trình đổi mới này. Một trong những ưu tiên rất quan trọng của chúng tôi là hợp tác quốc tế và chúng tôi tiếp cận các nền giáo dục tiên tiến nhất trên thế giới, lựa chọn những đối tác quốc tế uy tín để hợp tác và cùng nhau phát triển. Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng của chúng tôi và trong thời gian qua chúng tôi đã có những thỏa thuận để cùng nhau hợp tác và phát triển tại Việt Nam.”

Các cơ sở giáo dục cần đổi mới để bắt kịp Cách mạng công nghiệp 4.0 - 5

Ông Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội

“Chủ đề của hội thảo ngày hôm nay rất thiết thực với chúng tôi, đó là các vấn đề trường học kỹ thuật số, giáo dục chất lượng cao và thách thức với giáo viên, xu hướng kinh tế thế giới, xu hướng việc làm và giảng dạy công nghệ số.”, ông Lê Ngọc Quang đánh giá.

Chia sẻ về hội thảo, Hiệu trưởng trường Đại học Anh Quốc Việt Nam, Giáo sư- Tiến sĩ Raymond Gordon, cho biết: “Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam hợp tác với trường Quốc tế Liên Hợp Quốc để mang đến những phương pháp giảng dạy tốt nhất cho học sinh, sinh viên toàn cầu đồng thời hỗ trợ đội ngũ giảng viên trong việc tận dụng và phát huy tối đa những cơ hội mà môi trường hiện nay mang lại.”

“Hội thảo sẽ cung cấp cho người tham dự cái nhìn chuyên sâu về những xu hướng phát triển giáo dục mới nhất nhằm phát huy tối đa hiệu quả hoạt động trên lớp cùng những bộ kĩ năng cần thiết giúp sinh viên thành công trong môi trường làm việc ngày càng cạnh tranh như hiện nay,” ông chia sẻ.

Các cơ sở giáo dục cần đổi mới để bắt kịp Cách mạng công nghiệp 4.0 - 6

BUV chính thức ra mắt Trung tâm Đào tạo Quốc tế Nâng cao Nghiệp vụ Sư phạm và Kỹ năng Học tập

Cũng trong khuôn khổ hội thảo, trường Đại học Anh Quốc Việt Nam đã ra mắt Trung tâm Đào tạo Quốc tế Nâng cao Nghiệp vụ Sư phạm và Kỹ năng Học tập. Các nhà giáo dục, các tổ chức giáo dục và các bên liên quan khác tại Việt Nam và trong khu vực giờ đây có thể tham gia những chương trình đào tạo giáo viên hiện đại và sáng tạo cũng như khóa tập huấn nâng cao năng lực với chất lượng cao nhất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN