5 công việc kinh doanh đang “lên ngôi” trong giới thời trang

Thế giới thời trang có phải chỉ có nhà thiết kế, người mẫu, fashionista? Hiểu biết về bộ máy kinh doanh hung hậu đứng đằng sau những thương hiệu, nhà thiết kế tên tuổi sẽ mở ra một “chân trời mới” cho những học sinh đam mê thời trang nhưng không muốn đi theo con đường thiết kế.

Ngành công nghiệp thời trang luôn tìm kiếm nguồn nhân lực vừa có kiến thức thời trang vừa có đầu óc chiến lược, để đảm bảo cỗ máy kinh doanh vận hành trơn tru, đem các sản phẩm thời trang tốt nhất đến với giới mộ điệu. Với tính chất kết hợp giữa đam mê thời trang và chuyên môn kinh doanh, 5 công việc dưới đây ngày càng “sốt xình xịch”đối với các bạn trẻ đam mê ngành này.

5 công việc kinh doanh đang “lên ngôi” trong giới thời trang - 1

Để thành công trong ngànhthời trang, đam mê phải đi kèm với kiến thức kinh doanh và đầu óc chiến lược.

Chuyên gia phát triển sản phẩm

Nhiệm vụ chính của chuyên gia phát triển sản phẩm là biến những nét vẽ bay bổng thành thiết kế có tính khả thi. Với hiểu biết đa chiều về thiết kế thời trang và thị trường kinh tế, họ biết đâu là thiết kế vừa phù hợp với hình ảnh thương hiệu, vừa phù hợp với nhu cầu người mua.Họ giúp nhà thiết kế chọn chất liệu và “tối ưu hóa” một bản vẽ cho quy trình cắt may tại xưởng.

Để giúp khâu này vận hành một cách trơn tru, một chuyên gia phát triển sản phẩm sẽ phải “nhúng tay” vào gần như tất cả các công đoạn, từ khâu hỗ trợ nhóm thiết kế “chốt” ý tưởng, “thực tế hóa” ý tưởng này, đến khâu sản xuất mẫu thử và định giá sản phẩm.

Quản lý sản xuất

Khi những bản vẽ cuối cùng của bộ sưu tập đã được đội ngũ thiết kế và chuyên gia phát triển sản phẩm “chốt”, chúng sẽ được “sang tay” cho các quản lý sản xuất.Quản lý sản xuấtsẽ vạch ra một quy trình sản xuất tối ưu,làm việc trực tiếp với nhà cung cấp vật liệu, chọn lựa máy móc và nguồn thợ may lành nghề để cắt may nên những sản phẩm đạt chất lượng cao nhất.

Không chỉ nắm trong tay kiến thức nền tảng về kĩ thuật dệt may, họ còn am tường về hệ thống máy móc sản xuất đồ sộ. Nhờ đó, những quản lý sản xuất giỏi không chỉ đảm bảo sản phẩm hoàn hảo nhất đến tay các tín đồ thời trang, mà còn hạn chế tối đa việc dư thừa, phung phí vải vóc, nguyên liệu trong quá trình cắt may.

Chuyên viên buying

Bạn từng trầm trồ xuýt xoa vì chất liệu của một sản phẩm hay tự hỏi những chi tiết trang trí tinh xảo đến từ đâu? Đó chính là “thành quả” của các chuyên gia buying. Họ là người chịu trách nhiệm“săn lùng” và thu mua những loại chất liệu phù hợp với yêu cầu của thiết kế.

Ở những công ty phân phối thời trangnhiều thương hiệu hay các hệ thống bán lẻ như Wal-mart, họcòn đóng vai trò “đàm phán” với các thương hiệu, đưa về cửa hàng của mình những bộ sưu tập, sản phẩm thời trang đón đầu xu hướng.

Những chuyên gia buying tài ba thường có khả năng quan sát và dự đoán trước xu hướng để lên kế hoạch thu mua vải vóc, sản phẩm ngay từ những mùa trước.Để rồi, khi một xu hướng mới “lên ngôi”, thương hiệu của họ đã sẵn sàng “tung” ra những sản phẩm “hot” nhất tại cửa hàng.

Chuyên gia merchandising

Đã bao nhiêu lần bạn bước vào một cửa hiệuthời trang vớidự định chỉ mua một món đồ nhưng rốt cuộc đã “rinh” vềnhiều hơn con số ấy? Đó là sức mạnh của cácmerchandiser.Nếu chuyên giabuying là người quyết định sản phẩm nào sẽ xuất hiện trong cửa tiệm, chuyên gia merchandising là người quyết định chúng sẽ xuất hiện như thế nào.

Với hiểu biết về nguyên lý thị giác và tâm lý mua hàng, các chuyên gia quản lý đơn hàng sẽ “vẽ” ra trải nghiệm của bạn khi bước vào một cửa tiệm. Từ việc chọn và sắp đặt các mannequins, nơi trưng bày bộ sưu tập mới, vị trí của các bảng hiệu trong cửa hàng nếu có..., nhiệm vụ chính của họ là khiến khách hàng không thể ra về “tay không”.

Chuyên gia marketing

Các chuyên gia marketing chính là “quân sư” đằng sau những chiến dịch quảng bá tên tuổi, ra mắt sản phẩm hoành tráng của các thương hiệu.Dù không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm, các chuyên gia marketing vẫn có hiểu biết sâu rộng về thời trang và đặc biệt “nắm thóp” tâm lý khách hàng.Từ đó, họ “vẽ nên” những chiến lược marketing thông minh, giúp các thương hiệu chiếm một vị trí trong tim tín đồ thời trang trên toàn thế giới.

Muốn tìm hiểu thêm về ngành công nghiệp thời trang? Đừng bỏ lỡ Ngày hội Trải nghiệm cho cụm ngành Sáng tạo của Đại học RMIT Việt Nam.

Tại đây, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về những cơ hội ngành nghề đa dạng trong thế giới thời trang muôn màu. Ngoài ra, bạn sẽ còn được tận tay trải nghiệm các công đoạn thiết kế để cho ra đời một sản phẩm đơn giản nữa đấy!

5 công việc kinh doanh đang “lên ngôi” trong giới thời trang - 2

Một giờ học của sinh viên ngành Kinh doanh Thời trang và Dệt may của trường RMIT Việt Nam

Chương trình sẽ được tổ chức tại cả hai cơ sở của Đại học RMIT Vietnam:

- TP. HCM: 8 - 12 giờ, 4/10/2015 tại 702 Đường Nguyễn Văn Linh, Tân Phong, Quận 7. Đăng kí tham dự tại đây hoặc gọi số (08) 3776 1369

- Hà Nội: 8-12 giờ, 11/10/2015 tại Handi Resco Tower, 521 Phố Kim Mã, Phường Ngọc Khánh,

Quận Ba Đình. Đăng kí tham dự tại đây hoặc gọi số (04) 3726 1460

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN