Hành trình bền bỉ của họa tiết chấm bi
Từ những người bình thường cho đến các siêu sao, giới quý tộc luôn bị “hút hồn” bởi họa tiết chấm bi.
Họa tiết trang phục chấm bi không chỉ mang lại cho người mặc vẻ tươi trẻ và đáng yêu, chúng còn có tác dụng cực kỳ hiệu quả trong việc “kéo lại tuổi xuân” cho những phụ nữ ở độ tuổi trung niên. Nhưng ít ai biết chiếc váy chấm bi đầu tiên lại được "thiết kế" dành cho một chú chuột.
Năm 1928, bạn gái của chuột Mickey (nhân vật trong bộ phim hoạt hình ăn khách) - cô nàng Minnie Mouse được Walt Disney giới thiệu tới công chúng trong một chiếc váy chấm bi. Ngay lập tức chiếc váy trở thành biểu tượng của nhân vật hoạt hình này cũng như đưa những chấm tròn lấn sân thời trang. Sau đó, họa tiết chấm bi được sử dụng trong trang phục truyền thống của các vũ công flamenco. Họa sĩ Frédéric Bazille cũng đưa vào trong bức tranh Gia đình Reunion hình ảnh hai người phụ nữ diện váy chấm bi mầu xanh ngọc.
Cô nàng Minnie Mouse được Walt Disney cho diện chiếc váy chấm bi đầu tiên
Sau đó, họa sĩ Frédéric Bazille cũng đưa vào trong bức tranh Gia đình Reunion hình ảnh hai người phụ nữ diện váy chấm bi mầu xanh ngọc
Nhưng phải đến những năm 50 và 60, với sự bùng nổ của Pop Art (đồ họa) trên trang phục, họa tiết chấm bi mới được biết đến rộng rãi trong thời trang, nội thất và các dụng cụ gia đình. Thậm chí hãng phim hoạt hình Marvel còn cho ra mắt một nhân vật anh hùng mang tên Mr. Polka Dot (Ông Chấm bi).
Ở các tác phẩm nghệ thuật của Lichtenstein, Ben-Day dots (hiệu ứng thị giác từ chấm bi) là một kỹ thuật in kết hợp hai hay nhiều chấm màu nhỏ khác nhau để tạo thành màu thứ ba. Trong suốt thập niên 60 “Ben-Day dots” trở thành một kỹ thuật đặc sản của Lichtenstein. Kể từ đó đến nay, những chấm nhỏ với cảm hứng từ “Ben-day dots” vẫn là hoạ tiết được yêu thích của nhà thiết kế Rei Kawakubo (Comme des Garcons), Miuccia Prada và Stella McCartney.
Năm 1962, DC Comics (một trong những công ty lớn nhất và phổ biến nhất hoạt động trong thị trường sách truyện tranh của Mỹ) đã giới thiệu họa tiết chấm bi với những dấu chấm không đồng đều có kích thước và màu sắc khác nhau.
Năm 1965, nhà soạn nhạc Bob Dylan diện một chiếc sơ mi xanh lá cây với những chấm bi lớn trong các bức ảnh trên trang bìa của đĩa của mình. Chiếc áo chấm bi làm hình ảnh người đàn ông tay cầm điếu thuốc, mái tóc rối bù trở nên mềm mại phi giới tính. Cũng giống như dòng nhạc blues mà ông theo đuổi.
Nhạc sĩ Randy Rhoads lại táo bạo hơn khi sử dụng một cây guitar điện thiết kế lạ mắt sơn chấm bi trắng đen. Đồ vật chuyên nghiệp Dusty Rhodes người Mỹ cũng xuất hiện trên sàn đấu với chiếc quần nhỏ màu đen bao điểm xuyết những chấm bi vàng cỡ lớn.
Tiếp sau đó, nghệ sĩ nhạc blues Buddy Guy của Mỹ cũng thường xuyên diện một chiếc áo sơ mi đen với những chấm bi kem. Điều này dường như kỳ lạ thậm chí kì cục vào thời điểm đó nhưng đã trở thành một mánh lới quảng cáo thành công và đáng nhớ. Và chấm bi dường như thành mốt cho những người quý ông chơi nhạc.
Họa tiết chấm bi được nhà soạn nhạc Bob Dylan, Buddy Guy và cả Randy Rhoads ưu ái từ bìa đĩa, trên sân khấu đến trên cây guitar
Cuối những năm 80 và đầu những năm 90, một số người yêu thích họa tiết chấm bi đã kết hợp với nhà thiết kế thời trang Carolina Herrera người Venezuela để sử dụng chấm bi trên hầu hết các trang phục của cô, cũng như trên các hộp nước hoa Carolina Herrera , Herrera cho nam giới , Aquaflore và Flore .
Họa tiết chấm bi cũng trở thành cảm hứng trong nhiều sáng tác. Có thể kể tới “Polka Dots and Moonbeams” (Áo chấm bi dưới ánh trăng) là một bài hát nổi tiếng do Jimmy Van Heusen viết nhạc và lời của Johnny Burke được xuất bản vào năm 1940. Đó là hit đầu tiên Frank Sinatra ghi dấu với Tommy Dorsey Orchestra. Và “Itsy Bitsy Teenie Weenie Yellow Polka Dot Bikini” do Paul Vance và Lee Pockriss sáng tác. Một bài hát mới lạ kể lại câu chuyện của một cô gái nhút nhát trong một bộ đồ tắm chấm bi.
Từ năm 1990 chấm bi len lỏi vào làng thời trang và xuất hiện trên mọi mặt hàng áo, váy, quần, mũ… Mẫu vải họa tiết chấm bi cũng trở nên phổ biến, giữ được sức nóng trong nhiều năm không kém cạnh gì người anh em kẻ caro. Năm 2006, váy, khăn quàng cổ, áo họa tiết chấm bi trở thành mốt được tôn sùng trong Vương quốc Anh.
Đặc biệt vào năm 2013, thế giới thời trang chứng kiến sự quay trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết của chấm bi với bộ sưu tập Xuân Hè của Marc Jacobs, Louis Vuitton… như một lời tuyên ngôn rằng bi chấm bi sẽ không bao giờ lạc mốt. Nghệ sỹ Yayoi Kusama khi kết hợp cùng Louis Vuitton đã đưa ra một sáng tạo mới trong việc giao thoa giữa nghệ thuật và thời trang.
Những chấm bi ảo giác vẫn là nguồn cảm hứng bất tận và thậm chí là duy nhất của Kusama xuyên suốt sự nghiệp sáng tạo. Sự tinh nghịch trong hoạt tiết và cách phối màu trẻ trung, bộ sưu tập hợp tác với Kusama đã mang lại làn gió mới, tươi mát và năng động hơn cho thương hiệu Louis Vuitton.
Audrey Hepburn tiếp tục làm nóng vị trí của họa tiết chấm bi trong bộ sưu tập thời trang của mình
Nghệ sỹ Yayoi Kusama khi kết hợp cùng Louis Vuitton đã đưa ra một sáng tạo mới trong việc giao thoa giữa nghệ thuật và thời trang...
Chấm bi trong thời trang Việt
Trong mùa Xuân Hè năm nay, các chấm bi vẫn chưa “lăn” khỏi sàn diễn khi những thương hiệu lớn như Diane von Furstenberg, Karen Walker hay Jason Wu đều ra mắt những thiết kế với hoạ tiết này.
Valentino thậm chí còn dành cả bộ sưu tập Pop Pois cho những chấm bi trắng xinh xắn nổi bật trên các gam màu khác và lớp vải lụa đặc trưng của mùa hè. Từ những chiếc quần ống thụng, áo sơ mi hay khăn quàng cổ, những chấm bi lăn tròn tạo nên dấu ấn cho mọi thiết kế mà chúng đi qua, kể cả chiếc túi VaVaVoom nổi tiếng.
Ở Việt Nam, đa số các nhà thiết kế đều không quên đưa chấm bi vào thiết kế, từ ứng dụng đời thường đến dự tiệc xa xỉ. Có thể nói rằng nhiều thập kỉ qua, chấm bi chưa bao giờ ngừng đốn tim phái đẹp.