Apple đang yếu thế tại Trung Quốc
Các chuyên gia nhận định Apple đang mất dần thị phần smartphone tại thị trường Trung Quốc “béo bở”.
Mới đây, Giám đốc điều hành (CEO) của Apple – Tim Cook đã lên tiếng khẳng định với các nhà phân tích: Doanh thu của Apple ở Trung Quốc tăng 11%, lên mức 18 tỷ USD trong quý trước và công ty vẫn ổn khi nhìn nhận về cách mà mình làm ở Trung Quốc.
Ngược lại, các nhà nghiên cứu lại cho rằng tình hình thực tế của Apple tại quốc gia này không lạc quan. Họ tin rằng iPhone X có thể bị “đè bẹp” bởi giá bán quá cao (xa tầm với của đại đa số người tiêu dùng ở Trung Quốc) và bởi sự cạnh tranh của các nhà sản xuất nội địa như Huawei. Thậm chí, mức dự báo doanh số bán hàng của Apple cũng được cho là sẽ giảm dần từ quý này sang quý khác. Trên thực tế, thị phần của hãng này đã bị cắt giảm một phần ba hoặc thậm chí nhiều hơn trong ba năm qua.
Thị phần của iPhone tại Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Nhà phân tích của Morgan Stanley, Katy Huberty nhận định trong quý 2 này, Apple sẽ tiếp tục suy giảm doanh số tại Trung Quốc, sẽ được báo cáo cụ thể trong tháng 5 tới. Các nhà phân tích tại UBS và Nomura cũng sử dụng từ "yếu" – “weak” để mô tả tình trạng của Apple tại quốc gia đông dân này.
Vào năm 2015, khi iPhone 6S ra mắt, Apple đã có một năm tuyệt vời tại Trung Quốc và Hồng Kông. Theo số liệu của UBS và Gartner, tập đoàn công nghệ “khổng lồ” này đã bán được 71 triệu điện thoại trong khu vực này, khó có hãng nào dễ dàng “đánh bại” kỷ lục đó. Tuy vậy, trong tài khóa năm 2017, con số đó đã giảm xuống còn 49 triệu. Một số nhà phân tích của UBS như Steven Milunovich và Benjamin Wilson ước tính doanh số sẽ còn giảm xuống 47 triệu trong năm tài chính 2018.
Doanh số bán iPhone của Apple tại Trung Quốc qua các năm:
• Năm 2015: 71 triệu
• Năm 2016: 59 triệu
• Năm 2017: 49 triệu
• Năm 2018: 47 triệu
Vào thời gian cao điểm trong năm 2015, Apple ước tính có thể chiếm tới 40- 50% thị phần với người tiêu dùng cấp 1 và 2 nhưng hiện tại con số này chỉ còn 20- 30%. Nhà phân tích Morgan Stanley thậm chí còn tin rằng thị phần của Apple có thể giảm xuống còn 18%. Ngoài ra, nhà phân tích Jeffrey Kvaal của Nomura cũng đưa ra quan điểm tương tự: “Các lô hàng điện thoại thông minh không phải do người Trung Quốc sản xuất ở Trung Quốc, chủ yếu là iPhone đã ghi nhận mức giảm trong tháng 3.”
Thị phần các hãng smartphone tại Trung Quốc qua các năm.
Mặc dù Trung Quốc là một thị trường lớn nhưng hầu hết người dân vẫn còn tương đối nghèo theo tiêu chuẩn phương Tây. Dân số tại đây là 1,3 tỷ người nhưng chỉ có khoảng 200-300 triệu người sống trong các thành phố "Cấp 1" và "Cấp 2" (như Thượng Hải hay Bắc Kinh), đủ giàu để mua iPhone.
Ngoài những trung tâm mua sắm lớn, Apple có khá ít các nhà phân phối và quảng bá. Nhà phân tích Milunovich cho biết: “Các thương hiệu địa phương sử dụng rộng rãi các nhà quảng bá để tác động đến quyết định của người tiêu dùng. Oppo, Vivo và Huawei có hơn 100.000 quảng cáo so với Apple (chỉ có 4.000 quảng cáo)”.
Không những vậy, Huawei và các nhà sản xuất Android cao cấp khác cũng đã đẩy mạnh sức cạnh tranh. Các thương hiệu smartphone Android hiện có 56% thị phần trong khi Apple chỉ chiếm 37%. Trở lại năm 2015, Apple nắm quyền chi phối, giữ vai trò thống trị ở mức 54%.
Kể từ sự thành công trong năm 2015, các nhà phân tích đã háo hức chờ đợi một “siêu iPhone” nâng cấp từ những người dùng đổi iPhone cũ sang iPhone mới. Đáng buồn là kỳ tích vẫn không xảy ra, một phần vì chủ sở hữu đang sử dụng iPhone lâu hơn và một phần vì Apple chỉ tung ra các mẫu iPhone mới có chút nâng cấp so với các mẫu cũ hơn.
Nhà phân tích Daniel Ives của GBH Insights cho biết: “Sự nhẫn nại của các nhà đầu tư trong giai đoạn nâng cấp khó nắm bắt này với Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong sự thành công hay thất bại của Apple trong năm tới.”
Việc chọn lựa giữa mẫu smartphone có giá 1000 USD và một thiết bị giá rẻ chỉ 200 USD tưởng chừng quá chênh lệch nhưng...