Bật mí về vụ kiện ống thép hàn cacbon VN

Sau một năm điều tra, ngày 17-10, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã có quyết định cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ giá đối với mặt hàng ống thép hàn cácbon của Việt Nam. Với quyết định này, vụ điều tra chống trợ cấp đối với mặt hàng ống thép hàn cácbon của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ kéo dài gần một năm qua sẽ chính thức chấm dứt.

Hành trình một năm…theo kiện

Ngày 26/10/2011, 4 công ty sản xuất ống thép cacbon Hoa Kỳ đã đệ đơn lên Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) yêu cầu cơ quan này khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với các sản phẩm ống thép nhập khẩu từ Việt Nam, Ấn Độ, Oman và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập.

Ngày 15/11/2011, DOC đã ra quyết định khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với các sản phẩm ống thép nhập khẩu từ Việt Nam và 3 nước kể trên.

Theo đó, phía DOC đã phát đơn kiện 10 doanh nghiệp xuất khẩu thép của Việt Nam có mặt hàng ống thép hàn cacbon xuất khẩu sang Mỹ.

Bật mí về vụ kiện ống thép hàn cacbon VN - 1
Trong 10 doanh nghiệp bị kiện, có 4 doanh nghiệp chưa từng xuất khẩu sang Mỹ.

Đáng nói, trong vụ kiện thép lần này phía Mỹ kiện kép cả chống bán phá giá và chống trợ cấp. Theo phía DOC, đây là một sự cạnh tranh không lành mạnh làm cho công nghiệp sản xuất thép ống ở nước Mỹ bị thiệt hại nặng.

Về phía Việt Nam, Hiệp hội Thép Việt Nam cùng các doanh nghiệp đã theo vụ kiện này và được sự ủng hộ của Bộ Công thương. Hiệp hội Thép cũng đã mời 10 doanh nghiệp bị kiện để làm việc.

Trong quá trình tìm hiểu, trên thực tế, chỉ có 6 doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm sang Mỹ, còn lại 4 doanh nghiệp chưa từng xuất khẩu ống thép hàn cacbon sang thị trường này.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, phía Mỹ đã đưa ra danh sách kiện 10 doanh nghiệp thì 4 doanh nghiệp “kêu oan” cũng phải có nhiệm vụ trả lời tất cả những gì phía Mỹ yêu cầu và làm bị đơn tự nguyện để họ điều tra. Phía DOC đã cử tư vấn luật, những chuyên gia sản xuất trong ngành, người quan tâm tới vụ kiện này sang Việt Nam khảo sát.

Sau một năm điều tra, ngày 17-10, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã có quyết định cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ giá đối với mặt hàng ống thép hàn cácbon của Việt Nam.

Với quyết định này, vụ điều tra chống trợ cấp đối với mặt hàng ống thép hàn cácbon của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ kéo dài gần một năm qua sẽ chính thức chấm dứt.

Theo thông báo của DOC, kết quả điều tra cho thấy hai doanh nghiệp bị đơn của Việt Nam là Công ty trách nhiệm hữu hạn thép SeAH Việt Nam (SeAH Steel VINA Corp.) và Công ty chế tạo máy Hồng Nguyên Hải Phòng (Haiphong Hongyuan Machinery Manufactory Co., Ltd.) đều không nhận các khoản trợ cấp từ chính phủ như các công ty nguyên đơn của Mỹ cáo buộc, do đó, vụ điều tra áp thuế chống trợ giá sẽ bị loại bỏ.

“Vượt ải” cuối cùng

Như vậy, vấn đề về chống trợ cấp đã chính thức chấm dứt. Vấn đề còn lại trong vụ kiện là Mỹ vấn tiếp tục điều tra đối với hành vi chống bán giá giá của các doanh nghiệp xuất khẩu thép Việt Nam. Để điều tra về hành vi này, DOC căn cứ vào các mức thuế áp dụng với doanh nghiệp xuất khẩu thép của VN như sau:

Tên Công ty Biên độ phá giá trung bình tạm thời (%)
Công ty SeAH Steel VINA 3.96
Công ty Vietnam Haiphong Hongyuan Machinery Manufactory Co., Ltd 5.17
Công ty Sun Steel Joint Stock Company 4.57
Công ty Huu Lien Asia Corporation 4.57
Công ty Thép Hòa Phát 4.57
Mức thuế toàn quốc tạm thời 27.96

Theo ông Phạm Chí Cường, đây là mức thuế khá “khắt khe” đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thép của Việt Nam. Trong khi đó, cho đến thời điểm này, phía DOC vẫn chưa đưa ra lý do chính thức việc áp đặt các mức thuế đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thép của Việt Nam.

Để tìm hiểu về vấn đề này, Hiệp hội Bất động sản kết hợp với các doanh nghiệp bị kiện, các công ty tư vấn luật sẽ tiếp tục làm việc với DOC.

Theo ông Cường, nếu lý do DOC đưa ra không thỏa đáng, VN sẽ tiếp tục khiếu nại để DOC xem xét lại. Trong trường hợp bất đắc dĩ, phía DOC không xem xét một cách thỏa đáng, Việt Nam có quyền kiện ra Tòa án Thương mại Quốc tế về vấn đề áp dụng một cách bất bình đẳng đối với hàng xuất khẩu ống thép của Việt Nam sang Mỹ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quỳnh Anh ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN