Trận đấu nổi bật

sebastian-vs-gregoire
Tiriac Open
Sebastian Korda
0
Gregoire Barrere
2
taylor-vs-jack
BMW Open
Taylor Fritz
2
Jack Draper
1
elena-vs-jasmine
Porsche Tennis Grand Prix
Elena Rybakina
1
Jasmine Paolini
0
alexander-vs-cristian
BMW Open
Alexander Zverev
-
Cristian Garin
-
cameron-vs-tomas-martin
Barcelona Open Banc Sabadell
Cameron Norrie
0
Tomas Martin Etcheverry
0
sloane-vs-yue
Open Capfinances Rouen Métropole
Sloane Stephens
0
Yue Yuan
0
felix-vs-jan-lennard
BMW Open
Felix Auger-Aliassime
-
Jan-Lennard Struff
-
iga-vs-emma
Porsche Tennis Grand Prix
Iga Swiatek
-
Emma Raducanu
-
arthur-vs-dusan
Barcelona Open Banc Sabadell
Arthur Fils
-
Dusan Lajovic
-
marta-vs-coco
Porsche Tennis Grand Prix
Marta Kostyuk
-
Coco Gauff
-
anhelina-vs-mirra
Open Capfinances Rouen Métropole
Anhelina Kalinina
-
Mirra Andreeva
-

Thể thao VN: Vẫn mơ HCV Olympic 2016

Đoàn thể thao Việt Nam (TTVN) đã không hoàn thành chỉ tiêu là phấn đấu có huy chương tại Olympic.

Thế nhưng, huy chương không phải là vấn đề chính của 2 cuộc mổ xẻ rút kinh nghiệm của ngành thể thao những ngày qua. Điều mà người hâm mộ trông chờ tại cuộc mổ xẻ này chính là một cái nhìn thẳng thắn vào thực trạng nền thể thao nước nhà, để có những đánh giá, điều chỉnh một cách chiến lược, căn cơ, hướng tới mục tiêu có HCV ở những kỳ Olympic sắp tới.

Lãnh đạo ngành nhận trách nhiệm

Trong hai ngày 22 và 23/8 tại Hà Nội, Tổng cục Thể dục thể thao đã tiến hành tổng kết quá trình chuẩn bị cũng như thi đấu tại Olympic London 2012 của đoàn TTVN. Tham dự cuộc họp này, có sự góp mặt của lãnh đạo Bộ VH-TT&DL, lãnh đạo Tổng cục TDTT, lãnh đạo các đơn vị thuộc Tổng cục, các HLV, VĐV. Các thành viên đã phân tích, kiểm điểm sâu sắc những bài học của đoàn TTVN tại kỳ Olympic này, đồng thời đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch, có giải pháp hữu hiệu cho kỳ Olympic 2016 và xa hơn là 2020, với mục tiêu đầu tư trọng điểm, phấn đấu có HCV ở ngay kỳ Olympic tới.

Thể thao VN: Vẫn mơ HCV Olympic 2016 - 1

Nhìn lại 1 chặng đường

Đánh giá về thất bại của đoàn TTVN tại Olympic, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Lâm Quang Thành đã cho biết: “Chúng ta có ba niềm hy vọng huy chương lớn nhất, nhưng cả ba đã không đạt kết quả như mong muốn. Cử tạ bị lỗi ngay ở khâu khởi động, sai sót về chiến thuật trong quá trình thi đấu. Bắn súng mất tấm HCĐ đáng tiếc, nhưng VĐV cũng đã thi đấu xuất sắc lắm rồi. Còn taekwondo, trình độ của các võ sĩ Việt Nam quá chênh lệch với các đối thủ, dẫn đến thua đậm, bị vỡ trận. Riêng thể dục dụng cụ có nhiều yếu tố khách quan, đặc biệt là về tâm lý, các VĐV chưa thực hiện đúng các bài mình đã tập luyện”.

Dù các VĐV đã không đạt mục tiêu, một số thi đấu có thành tích thậm chí còn kém hơn khi ở nhà, nhưng ông Thành thừa nhận, sân chơi Olympic vẫn quá lớn với TTVN và thất bại cũng là chuyện dễ hiểu. Tuy nhiên, trong vai trò một người trưởng đoàn, ông Thành đã nhận trách nhiệm về mình. “Với vai trò là trưởng đoàn, tôi xin nhận trách nhiệm. Việc không hoàn thành nhiệm vụ là phấn đấu có huy chương là một bài học cho các nhà quản lý khi chúng ta còn rất lý thuyết, dẫn đến sự hời hợt, trong cả khâu chuẩn bị lẫn thi đấu. Đây là bài học, đồng thời là cơ sở để TTVN quy hoạch lại các trung tâm trọng điểm”, ông Thành nói.

Chủ trì cuộc họp, Tổng cục trưởng TC TDTT Vương Bích Thắng một mặt yêu cầu các Liên đoàn, bộ môn, HLV, VĐV...thẳng thắn nói lên những khó khăn của mình, phân tích sâu sắc những thất bại để tất cả có những cái nhìn khách quan, rõ nhất sau thất bại của đoàn TTVN.

Ngoài ra, chính ông Thắng cũng đã nhận trách nhiệm, khi thừa nhận sự đầu tư của ngành thể thao với các môn thời gian qua vẫn còn dàn trải, chưa trọng điểm. “Chúng tôi đã họp bàn kiểm điểm để chỉ ra nguyên nhân dẫn đến kết quả kém cỏi, trong đó một phần xuất phát từ thực trạng yếu kém của thể thao Việt Nam. Chúng ta đã có kế hoạch chuẩn bị Olympic dài hơi nhất, nhưng phải thừa nhận thời gian hơn một năm rưỡi chỉ đủ để tiếp cận thành tích châu lục, thế giới chứ chưa vững chắc giành huy chương Olympic. Sau cuộc họp, ngành thể thao thống nhất buộc phải thay đổi trong thời gian tới. Cụ thể là sẽ phối hợp với các bộ môn, địa phương rà soát và chọn ra các môn, nội dung thế mạnh từ 3-5 môn đề đầu tư trọng điểm đơn cử như bắn súng, cử tạ, TDDC…

Tiếp tục mơ “vàng” ở Olympic 2016

Rất nhiều nhà chuyên môn đã khẳng định, việc TTVN phấn đấu có HCV tại Olympic 4 năm tới là một kế hoạch không khả thi, thiếu cơ sở. Đến thời điểm này, TTVN vẫn chưa biết đầu tư vào môn nào, chưa có gương mặt mũi nhọn có triển vọng thì không hiểu 4 năm tới chúng ta sẽ tranh HCV bằng “cửa” nào?

Thực tế, ông Vương Bích Thắng đã thừa nhận khả năng giành HCV tại Olympic 4 năm tới là rất khó khăn. “Ai cũng hiểu, để chuẩn bị cho một kỳ Olympic cần tới ít nhất 10 năm. Mục tiêu có HCV tại Olympic 4 năm tới mà ngành thể thao đăng ký chỉ là mục tiêu phấn đấu, và tôi nghĩ sẽ rất khó thực hiện được. Tuy nhiên, thời điểm này, chúng tôi chỉ biết khẳng định sẽ làm hết khả năng. Các mũi nhọn cho Olympic 2016 sẽ được sàng lọc, đầu tư trang thiết bị tập luyện, thuê chuyên gia, tập huấn dài ngày… ngay từ bây giờ”.

Thể thao VN: Vẫn mơ HCV Olympic 2016 - 2

Mơ về tương lai

Ông Thắng có những lo ngại về khả năng hoàn thành mục tiêu rất lớn 4 năm tới của đoàn TTVN, nhưng ông Thành lại cho rằng nếu TTVN có một kế hoạch chuẩn bị nghiêm túc, khả năng giành HCV là hoàn toàn có thể. “Nếu nói duy ý chí, chúng ta phấn đấu có HCV. Nhưng sau Olympic này, ngoài ý chí và sức người không thể không kèm theo việc áp dụng khoa học và công nghệ. Đặc biệt những điều kiện tốt nhất trong thể thao hiện đại này, chúng ta cũng không có. Nếu khắc phục được những vấn đề trên đây, tôi tin tưởng các tài năng sẽ đạt thứ hạng cao và cũng có thể có HCV năm 2016”.

Cụ thể, ông Thành cho biết thời gian sắp tới, TTVN sẽ có một loạt những thay đổi mang tầm chiến lược, nhằm đầu tư từ mọi nguồn lực. “Sự đầu tư của TTVN so với các nước khác, chúng ta sẽ có một báo cáo khoa học rất rõ ràng. Với điều kiện của chúng ta, đối với đấu trường Olympic, việc đầu tư dài hạn và ứng dụng nhiều thành tựu khoa học, cũng như những vấn đề liên quan đến huy động nguồn lực, tài lực và vật lực cần được chú trọng. Nguồn lực ở đây, chính là phải có người giỏi, còn tài lực là sự đầu tư về tài chính, vật lực là cơ sở vật chất, cũng như các điều kiện trang thiết bị hiện đại”, ông Thành nói.

“Ngành thể thao phải rà soát lại toàn bộ, quy hoạch các tuyến kế cận, các tài năng để mang lại thành tích cao hơn. Chúng tôi sẽ có những hoạch định đầu tư, sẽ tổ chức một hội nghị quốc tế về tầm nhìn Olympic. Những hoạt động của nhà quản lý, nhà khoa học sắp tới cần phải huy động các nguồn lực từ xã hội, để đưa TTVN vươn tới được tầm của Olympic”, ông Thành nhấn mạnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hữu Tú ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN