Trận đấu nổi bật

carlos-vs-grigor
Miami Open presented by Itau
Carlos Alcaraz
0
Grigor Dimitrov
2
daniil-vs-jannik
Miami Open presented by Itau
Daniil Medvedev
-
Jannik Sinner
-

Tennis số 1 thế giới: Đừng gạch tên khi Federer còn cầm vợt

(Tin tennis) Federer lên ngôi ở Basel 2018 là anh đi qua một chặng đường tưởng chỉ có trong giấc mơ.

Video Federer - Copil chung kết Basel Open 2018:

Basel 2018 đánh dấu 20 năm Federer chơi những giải đấu đầu tiên ở cấp độ ATP khi Basel còn mang tên Davidoff và chỉ có 250 điểm thưởng cho nhà vô địch.

Federer khi đó mới 17 tuổi, được trao một suất đặc cách, trận đầu tiên đã đụng ngay Andre Agassi, thua sau 2 set 3-6 2-6. Agassi sau vào chung kết, rồi thua Tim Henman sau 4 set. ATP ngày đó vẫn tổ chức các trận chung kết thể thức 5 set thắng 3.

Tennis số 1 thế giới: Đừng gạch tên khi Federer còn cầm vợt - 1

Federer tìm lại mạch thắng

Còn bây giờ, Federer, 37 tuổi, được các nhà tổ chức giải đấu này trao một tấm séc khoảng hơn 3 triệu USD, cùng với hàng loạt quyền thương mại khác chỉ để đảm bảo rằng anh thi đấu trên quê hương mình, từ 2017 tới 2019.

20 năm quả là một chặng đường không tưởng. Giải đấu đầu tiên của Federer ở Basel của Federer lúc ấy có cả những Pete Sampras, Agassi, Norman, Rudsedski, Pat Rafter, Boris Becker, những tên tuổi lừng danh, hoặc vừa mới qua hoặc vẫn đương thời kỳ đỉnh cao phong độ.

Trong quá trình 20 năm, giành 9 chức vô địch ở Basel, Federer đã chứng kiến Sampras treo vợt năm 2003, Agassi bỏ cuộc chơi năm 2006, Becker đi làm BLV truyền hình, rồi đến cuối 2013 trở thành HLV của Djokovic với vô số những thành tích ấn tượng.

Và Federer đã thấy trọn vẹn sự xuất hiện và rút lui của thế hệ Roddick, Hewitt, Nalbadian, Safin – những nhà vô địch Grand Slam khác.

Federer đi qua phân nửa sự nghiệp của mình, rồi anh mới thấy sự xuất hiện và vươn lên của một thế hệ mới kiệt xuất như Murray, Djokovic, Nadal.

Trong 20 năm ấy, Federer không chỉ có 9 lần vô địch Basel, mà còn tạo nên hàng loạt những kỷ lục ấn tượng, từ số lần vô địch Grand Slam (20 lần) tới số tuần ngồi trên ngôi vị số 1 thế giới, từ việc nâng tầm cú trái một tay lên mức kỳ ảo tới việc duy trì lối đánh ở trên lưới kinh điển.

Federer không khủng hoảng

Federer đánh bại Marius Copil là để chấm dứt chuỗi 5 giải đấu liên tiếp không thể vô địch và thường bị đánh bại bởi những tay vợt không phải là đối thủ cạnh tranh danh hiệu trực tiếp.

Federer bị Coric hạ 2 lần ở Halle và Thượng Hải, bị Anderson vượt qua ở Wimbledon, thua Millman ở US Open và chỉ có Cincy Masters là bại dưới tay Djokovic.

Tennis số 1 thế giới: Đừng gạch tên khi Federer còn cầm vợt - 2

Không dễ quật ngã "Tàu tốc hành"

Nhưng đó không phải là những kết quả đủ để tuyên bố rằng Federer đã hết thời thật sự. Từ 2011 tới nay, 7 năm, thế giới tennis đã thấy không dưới hai lần những giai đoạn mà Federer bị cho là hết thời và sau đó anh lại tạo ra những kỷ lục mới.

Thật khó nói rằng một tay vợt nào đó hết thời khi cũng trong quãng thời gian đó, ở những giải đấu đó, anh ta đã vượt qua đủ các đại diện của những thế hệ khác nhau. Những người thua dưới tay Federer có Wawrinka, Nishikori, Bautista, Goffin, Raonic rồi cả những Kyrgios, Coric, Chung Hyeon…

Trong số những tay vợt nói trên, có những người vẫn là ứng viên như đã từng thế trong những năm qua, hay thuộc diện các thách thức mới ở các giải Grand Slam.

Một ai đó của thế giới tennis hiện nay nếu có được kết quả như vậy cũng sẽ được xếp ở hàng ngũ những tay vợt xuất sắc nhất, có khả năng cạnh tranh ở mọi giải đấu, mọi cấp độ.

Chỉ là nó xảy ra với Federer, người mà việc chiến thắng mỗi khi tham dự một giải đấu nào đó đã trở thành bình thường trong suốt 15 năm qua.

Có lẽ, vấn đề về tâm lý với Federer là đáng suy xét hơn khi thất bại ở Halle và Wimbledon là huyền thoại người Thuỵ Sĩ đã bỏ qua cơ hội giành danh hiệu thứ 99 ở Đức và 100 ở giải đấu danh giá nhất.

Thua ngược Anderson ở tứ kết Wimbledon sau khi đã dẫn trước 2 set đầu không thể không làm tổn thương bản thân Federer khi mà nó đã là cú sốc với tất cả.

Thể trạng của Federer là kiệt tác

Tâm lý thuộc về suy đoán. Thể trạng là thực tế, là thứ không thể che giấu các hệ luỵ của quy luật của tuổi tác.

Federer từ đầu năm 2018 đã giảm khối lượng tập luyện đôi lúc xuống còn 50% so với vài năm trước đó do thời gian hồi phục kéo dài hơn.

Nhưng sức nhanh, sức mạnh, sức bền trong quá trình thi đấu thì anh không thể duy trì được.

Công thức nhịp tim tối đa bằng “220 trừ đi số tuổi” có nghĩa Federer mỗi năm một chậm đi.

Nghiên cứu cũng cho thấy các VĐV sau tuổi 30 giảm mất khoảng 10% lượng VO2max qua 10 năm.

Tennis số 1 thế giới: Đừng gạch tên khi Federer còn cầm vợt - 3

Cuộc đua tam mã sẽ còn hấp dẫn

VO2max là chỉ số thể hiện khả năng tối đa của cơ thể ai đó trong việc chuyển và sử dụng oxygen trong quá trình tập luyện và thi đấu. Nó phản ánh sức mạnh thể chất và sự dẻo dai bền bỉ của một VĐV.

Các tiến bộ của khoa học và ưu thế về nguồn lực chỉ có thể giúp Federer chịu tác động ít nhất có thể chứ không thể loại bỏ hoàn toàn, và nghiệt ngã thay trong tennis, đôi khi chỉ chậm một cái chớp mắt thôi cũng đã ảnh hưởng tới kết quả của trận đấu.

Đó là lý do mà Federer cách đây vài năm đã phải tăng kích thước mặt vợt lên để tìm thấy nhiều điểm êm hơn, bù đắp cho những bước di chuyển chậm, hạn chế đi những cú bung trái hay thuận tay vào cạnh vợt.

Nhưng mặt vợt từ 90 lên tới 100 inch vuông đã là quá nhiều, và nếu Federer cần thêm 5 inch vuông nữa thì đó là một “cây kiếm” dành cho những tên tuổi lừng danh một thời đấu ở các giải lão tướng.

Trận đấu Federer thua Millman ở US Open, anh mắc 76 lỗi tự đánh hỏng.

Trận đấu Federer đánh bại Gilles Simon sau 3 set ở tứ kết Basel dù chỉ kéo dài 3 set đã có tới 60 lỗi tự đánh hỏng của Federer.

Nó phủ bóng lên chiến thắng và chỉ được tạm quên đi sau khi anh vượt qua tài năng trẻ người Nga Medvedev và hiện tượng người Romania Marius Copil để giành danh hiệu thứ 4 (sau 11 giải) trong năm 2018.

4 danh hiệu nói trên bao gồm 1 Grand Slam, 2 ATP 500 và 1 ATP 250 với một tay vợt 37 tuổi có ý nghĩa thế nào?

Hãy so sánh với sự nghiệp của Andre Agassi, một biểu tượng của sự trường sinh của tennis hiện đại. Ở tuổi 36, năm cuối cùng của sự nghiệp, Agassi chỉ đánh 5 giải và đều dừng bước trước ngưỡng cửa tứ kết.

Jimmy Connors, kỷ lục gia của 109 danh hiệu đơn, từng được mệnh danh người không tuổi đã chơi thế nào năm ông 37 tuổi vào năm 1989?

Connors đánh 15 giải (31 trận thắng, 13 thua), đi xa nhất ở các giải lớn là tứ kết US Open, và chỉ giành được 2 chức vô địch ở các giải nhỏ khác.

Hãy quên đi những lo lắng để tiếp tục xem Federer còn tạo nên những điều phi thường nào!

Huyền thoại Federer với 99 danh hiệu ATP

99 danh hiệu ATP, vẫn còn kém kỷ lục của Jimmy Connors tới 10 chiếc cúp nữa, nhưng ai có thể bắt kịp được cột mốc ấy của Federer? Nadal gần nhất có 80 danh hiệu, và sau đó là Djokovic với 72.

Và có ai đủ khả năng vừa chinh phục cả chất lượng (các giải lớn) lẫn số lượng (đếm bất kể loại cúp)? Không một ai trong số Nadal, Djokovic hay Murray trong năm 2018 này đủ khả năng để tham dự tới 18-20 giải đấu nữa.

Federer - Nadal, ai vĩ đại hơn?
Theo bạn Federer và Nadal, ai vĩ đại hơn?

Federer tiết lộ động trời: 3 tháng chấn thương, nguy cơ bại tướng Djokovic

Đích thân Roger Federer vừa có sự lý giải về thành tích khá tệ của mình trong năm 2018.


 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Nóng cùng Phạm Tấn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN