Mỹ không kích Syria: Bắn tên lửa có làm phát tán chất độc?

Các vụ không kích vào cơ sở sản xuất, lưu trữ và phòng thí nghiệm hóa học của Mỹ ở Syria làm dấy lên câu hỏi những chất độc hại có bị phát tán vào không khí hay không?

Mỹ không kích Syria: Bắn tên lửa có làm phát tán chất độc? - 1

"Vụ tấn công hóa học" ở Douma - Syria hôm 7-4 giết chết nhiều dân thường.

Hôm 14-4, báo The Guardian cho biết Không quân Hoàng gia Anh (RAF) đã tấn công một viện nghiên cứu hóa học ở ngoại ô thủ đô Damascus và một cơ sở lưu trữ hóa học ở tỉnh Homs – Syria.

Ngoài thương vong về phía dân thường (nếu không kích nhầm), chiến dịch quân sự của Mỹ, Anh và Pháp còn bị cho là tiềm ẩn nguy cơ phát tán những chất độc hại vào không khí.

Tuy nhiên, các thanh sát viên vũ khí hóa học cho rằng khả năng đó "hiếm khi xảy ra" bởi tên lửa sẽ "thổi bay" toàn bộ hóa chất độc hại trước khi chúng kịp phân tán.

Chuyên gia vũ khí hóa học Hamish de Bretton-Gordon – người dẫn đầu Nhóm Phản ứng hóa học của Anh và NATO - nói: "Cách tốt nhất để phá hủy vũ khí hóa học là thổi bay chúng".

Chính phủ Syria nhiều lần bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học, bao gồm khí sarin và clo. Trong đó, khí sarin và một số chất độc thần kinh khác được đánh giá là phức tạp và nguy hiểm vì can thiệp vào hệ thần kinh, gây co thắt cơ, nôn mửa, đau ngực, co giật, hôn mê và thậm chí tử vong. Ví dụ chỉ cần 10 milligram chất độc thần kinh VX là đủ giết chết 1 người.

Mỹ không kích Syria: Bắn tên lửa có làm phát tán chất độc? - 2

Thành viên nhóm điều tra vũ khí hóa học của Liên Hiệp Quốc lấy mẫu cát gần thủ đô Damascus.

Điều cốt yếu trong việc tìm kiếm và phá hủy các cơ sở sản xuất, lưu trữ và phòng thí nghiệm hóa học ở Syria của Mỹ là xác định chính xác mục tiêu trước khi không kích. Washington có thể thu thập thông tin từ máy bay do thám, máy bay không người lái (UAV) và vệ tinh. Ngoài ra, lực lượng gián điệp trên mặt đất có thể mang lại hiệu quả cao.

Tuy nhiên, do bản chất của vũ khí hóa học, một vụ tấn công bằng thuốc nổ có khả năng sẽ khiến những chất độc hại lan rộng nếu không hoàn toàn loại trừ được toàn bộ mục tiêu cùng lúc.

Trang web Popular Mechanics cho biết trong Chiến dịch Tự do Iraq năm 2003, quân đội Mỹ đã sử dụng một loại bom gọi là Mk84 với sự kết hợp của thuốc nổ và phốt-pho trắng để phá hủy các thùng hóa chất được gia cố.

Một vũ khí khác cũng được quân đội Mỹ tin dùng, đó là HAMMER – cấu thành từ chất nhiệt nhôm (thermite). Nếu vũ khí hóa học được lưu trữ tại cơ sở dưới lòng đất, HAMMER vẫn có thể thổi bay toàn bộ bằng cách giải phóng hàng chục quả cầu lửa để phá hủy nhiều mục tiêu cùng lúc.

Lầu Năm Góc: Tên lửa Mỹ bắn trúng mọi mục tiêu ở Syria

Lầu Năm Góc vừa mở cuộc họp báo công bố chi tiết về trận không kích Syria sáng 14.4. Đại diện Lầu Năm Góc mô tả trận...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phạm Nghĩa ([Tên nguồn])
An ninh thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN