Trận đấu nổi bật

jessica-vs-paula
Mutua Madrid Open
Jessica Bouzas Maneiro
2
Paula Badosa
1
naomi-vs-greet
Mutua Madrid Open
Naomi Osaka
2
Greet Minnen
0
emma-vs-maria-lourdes
Mutua Madrid Open
Emma Raducanu
0
Maria Lourdes Carle
2
borna-vs-benjamin
Mutua Madrid Open
Borna Coric
2
Benjamin Hassan
1
thanasi-vs-jack
Mutua Madrid Open
Thanasi Kokkinakis
1
Jack Draper
2
sara-vs-caroline
Mutua Madrid Open
Sara Errani
2
Caroline Wozniacki
1
darwin-vs-rafael
Mutua Madrid Open
Darwin Blanch
-
Rafael Nadal
-

Nishikori vẫn là động lực của quần vợt châu Á

Sự kiện: US Open 2023

Tokyo bình thường tấp nập người xe mỗi buổi sớm, rạng sáng 9-9 tất cả như chậm lại khi hàng triệu người dân ở thủ đô Nhật Bản dán mắt vào màn hình TV, dõi theo người hùng Nishikori từ đầu đến cuối trận chung kết Giải quần vợt Mỹ mở rộng.

Tiêu hao sức lực khủng khiếp sau ba trận đấu kéo dài hơn 11 giờ với các tay vợt hạt giống Top 5 trước đó, tay vợt cao 1,72m Kei Nishikori không chịu đựng nổi màn “tra tấn thể lực” khủng khiếp từ đối thủ cao đến 1,98m Marin Cilic ở trận chung kết. Toàn trận, Nishikori trân mình chịu đựng những cú giao bóng thường xuyên đạt vận tốc lên đến 200-220 km/giờ, 17 cú giao bóng ăn điểm trực tiếp của Cilic và để thua đối thủ người Croatia với điểm số 3-6 trong cả ba ván.

Chưa thành công trong việc chinh phục giải Mỹ mở rộng 2014 nhưng với những gì đã thể hiện, Kei Nishikori hoàn toàn có quyền hy vọng trở thành tay vợt nam châu Á đầu tiên đăng quang ở một giải Grand Slam. Ở tuổi 24, Nishikori còn rất nhiều thời gian phía trước để hoàn tất mục tiêu quan trọng bậc nhất trong sự nghiệp.

Nishikori vẫn là động lực của quần vợt châu Á - 1

Khác biệt tầm vóc, thể lực không ngăn Nishikori trở thành tay vợt châu Á đầu tiên vào chung kết Grand Slam

Nếu như ba năm trước, vài trăm triệu người dân Trung Quốc cùng rất đông fan hâm mộ châu Á đã hồ hởi chào đón danh hiệu vô địch đơn nữ giải Pháp mở rộng 2011 của Li Na (cô có thêm một danh hiệu Gramd Slam nữa tại giải Úc mở rộng 2014) thì giờ đây, đến lượt Nishikori lần đầu vào đến chung kết Mỹ mở rộng, như khẳng định về sự hình thành và lớn mạnh của một thế lực quần vợt mới, từ lục địa đông dân nhất hành tinh này.

6 năm trước, thông tin về việc Nishikori giành chiến thắng ở một giải ATP tại Florida gần như chìm ngỉm trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở Nhật Bản, quốc gia chỉ mê mẩn bóng đá, bóng chày và golf. Ba năm sau đó, chàng trai 21 tuổi này vượt lên hạng 46 rồi chen chân vào Top 30 thế giới trong lặng lẽ.

Quyết tâm theo đuổi giấc mơ Top 10, cuối năm ngoái, Nishikori “bái sư” cựu danh thủ Michael Chang và dưới sự dẫn dắt của nhà vô địch Pháp mở rộng 1989, anh từng bước chinh phục Top 10. Tại giải Mỹ mở rộng, anh lần lượt hạ ba hạt giống thứ hạng cao là “gã khổng lồ Canada” Milos Raonic , nhà vô địch Úc mở rộng 2014 Stanislas Wawrinka rồi nhà vô địch Wimbledon 2014 Novak Djokovic.

Đến đây thì cả nước Nhật phát sốt với chàng trai quê vùng Shimane này. Các nhà văn lập tức tung ra serie truyện tranh manga với nhân vật chính là một nhà vô địch quần vợt, lấy cảm hứng từ hình tượng Nishikori; thiếu nhi thì mê mẩn, coi Nishikori là một kiểu người hùng siêu nhân mới trong khi giới trẻ đổ xô nhau đi tập quần vợt và khẳng định đây không phải là thị hiếu nhất thời!

Thật ra, quần vợt châu Á, nhất là Nhật Bản, nổi lên từ khá sớm, những năm 20 của thế kỷ trước. Gần đây, hai tay vợt nữ Kimiko Date và Ai Sugiyama còn được nhiều người biết đến nhờ những thành tích lẫy lừng từ trước khi Li Na hay Peng Shuai xuất hiện. Các tay vợt nam như Paradorn Srichaphan (Thái Lan) chen chân vào Top 10 một thời gian ngắn năm 2003; Lu Yen-Hsun (Đài Loan TQ) từng vươn lên vị trí 37 thế giới… Bộ đôi Ấn Độ Mahesh Bhupathi - Leander Paes gặt hái nhiều thành công ở nội dung đôi nhưng ở đất nước mà người dân chỉ mê cricket, chẳng có sự  ảnh hưởng nào từ hai chuyên gia đánh đôi này đến ý thức và niềm đam mê của thế hệ trẻ.

Người châu Á thường nhỏ con trong khi quan niệm về quần vợt hiện đại thường đánh giá cao các tay vợt có “kích cỡ” từ 1,90m trở lên. Với việc đánh bại Djokovic và trước đó là Milos Raonic, Nishikori chắc chắn sẽ làm thay đổi cách nhìn về bộ môn thể thao này nơi đại đa số giới trẻ Nhật Bản nói riêng và châu Á nói chung. Việc Nhật Bản khánh thành Trung tâm quần vợt quốc gia năm 2008, quần vợt có tên trong chương trình thi đấu của Thế vận hội Tokyo 2020 rồi mới nhất là thành công của Nishikori tại giải Mỹ mở rộng năm nay – trước đó là vào đến chung kết Madrid Open với Nadal – sẽ kích thích đáng kể tiềm năng quần vợt ở quốc gia Mặt trời mọc này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đông Linh (nld.com.vn)
US Open 2023 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN