Thoái toàn bộ vốn Nhà nước tại Sabeco, ai sẽ cạnh tranh với tỷ phú Thái?
Việc chuyển giao Sabeco về SCIC phải hoàn tất trước ngày 30/8/2020, chuẩn bị kế hoạch thoái hết phần vốn Nhà nước còn lại.
Theo danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020, Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) thuộc diện được thoái toàn bộ 36% vốn điều lệ còn lại của Nhà nước theo lộ trình đến hết năm 2020.
Việc chuyển giao Sabeco về SCIC cũng được yêu cầu phải hoàn tất trước ngày 30/8/2020, chuẩn bị kế hoạch thoái hết phần vốn nhà nước còn lại.
ĐHCĐ Sabeco năm 2020
Trước đó, hồi cuối năm 2017, ThaiBev đã thông qua một doanh nghiệp có trụ sở tại Hà Nội mua 53,59% vốn điều lệ Sabeco từ bộ Công Thương với mức giá 320.000 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị thương vụ đạt gần 5 tỷ USD.
Hiện, đang có hơn 10% đang thuộc về các cá nhân và tổ chức khác và 36% vốn điều lệ còn lại của Sabeco thuộc về Nhà nước.
Như vậy, trong 6 tháng tới, nếu thực hiện đúng theo quyết định vừa phê duyệt nói trên, tỉ lệ phần vốn nhà nước tại Sabeco tiếp tục được đem ra chào bán.
Hồi đầu tháng 6/2020 cũng có tin đồn Bộ Công Thương dự tính mua lại cổ phần của Sabeco. Tuy nhiên, Bộ này đã nhanh chóng bác bỏ thông tin trên.
Sabeco đang có 26 công ty con, 18 công ty liên doanh - liên kết cùng hội đồng quản trị gồm 7 thành viên do ông Koh Poh Tiong làm chủ tịch kể từ năm 2018.
Đến hết năm 2019, tổng tài sản Sabeco ước đạt 26.962 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu 20.076 tỉ đồng, tăng 24,6% so với năm trước đó.
Năm 2020, Công ty đặt kế hoạch doanh thu thuần là 23.800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 3.252 tỷ đồng, lần lượt giảm 37% và 39% so với thực hiện năm 2019.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng trình cổ đông kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2019 với tỷ lệ cổ tức tiền mặt là 35%, dự kiến năm 2020 duy trì 35% như năm 2019.
Theo Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020, doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020 gồm 120 doanh nghiệp.
Ngoài ra, 4 doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu thoái vốn trước ngày 30/11/202 gồm: Tổng Công ty Cổ phần Sông Hồng (Bộ Xây dựng), Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - Công ty Cổ phần (Bộ Xây dựng), Tổng Công ty Xây dựng số 1 - Công ty CP (Bộ Xây dựng); Tổng Công ty Đầu tư Phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (IDICO) (Bộ Xây dựng).
Doanh nghiệp chuyển giao về SCIC để thực hiện thoái vốn, hoàn thành chuyển giao trước ngày 31/8/2020 gồm 14 doanh nghiệp: Tổng Công ty Cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam (Bộ Công Thương), Công ty Cổ phần Xây dựng và Nhập khẩu Tổng hợp (Bộ Công Thương), Công ty Cổ phần Nông thổ sản Việt Nam (Bộ Công Thương), Tổng Công ty Rượu-Bia-Nước giải khát Sài Gòn (Bộ Công Thương), Công ty Cổ phần Cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)…
Nguồn: [Link nguồn]
Khoản tiền chi cho đám cưới của đại gia này từng khiến cho nhiều người phải choáng.