Lạm phát càn quét thế giới, quốc gia này vẫn đứng vững và câu chuyện buồn phía sau

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Làn sóng lạm phát càn quét khắp thế giới nhưng Nhật Bản lại là nước lớn duy nhất ở Châu Á vẫn đứng vững trước cơn bão này. Tuy nhiên, đi kèm với niềm vui thì lại phơi bày một thực tế đáng buồn. Lương không tăng cũng đồng nghĩa với việc không kích thích được nhu cầu tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp Nhật Bản khó mà chuyển giá thành sản phẩm sang chi phí của người tiêu dùng. Đây sẽ là một vòng luẩn quẩn,“bó chân” sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản.

Thời gian vừa qua, từ Á tới Âu, từ Phi tới Mỹ, cơn bão lạm phát đang lan rộng khắp toàn cầu. Trong các nước lớn tại Châu Á thì Trung Quốc và Hàn Quốc đều ghi nhận thông tin tiêu cực từ giá cả thị trường, riêng Nhật Bản vẫn duy trì trạng thái ổn định. Truyền thông Nhật Bản cho rằng, nguyên nhân chủ yếu là do tiền lương tăng không nhiều, dẫn đến mức tăng về thu nhập của các hộ gia đình và nhu cầu tiêu dùng cũng bị hạn chế. Điều này khiến các doanh nghiệp không thể chuyển chi phí cho người tiêu dùng, do đó rơi vào vòng luẩn quẩn, dẫn đến lợi nhuận doanh nghiệp cũng như tiền lương không thể tăng lên.

Người tiêu dùng Nhật Bản

Người tiêu dùng Nhật Bản

Theo Nikkei News, khoảng cách giữa chỉ số giá doanh nghiệp của Nhật Bản và chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục được nới rộng. Các mặt hàng như năng lượng, kim loại và gỗ tiếp tục đẩy chỉ số giá doanh nghiệp tăng cao, khiến các chỉ số này có xu hướng tăng kỷ lục. Tuy nhiên, mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng vẫn chỉ xoay quanh mức 0%, khác với chỉ số giá tiêu dùng vẫn được duy trì ở mức tương đối cao của Mỹ.

Giá thịt bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu hụt lao động, “nút thắt cổ chai” trong chuỗi cung ứng đã đẩy giá cả tăng lên. Giá bán buôn thịt bò nhập khẩu từ Mỹ vào Nhật Bản đã tăng gấp đôi so với năm ngoái. Tuy nhiên, trước tình hình giá nhập buôn tăng cao, để bán được hàng các doanh nghiệp buộc phải giữ mức giá bán trước đây hoặc muốn tăng cũng chỉ tăng ở biên độ nhỏ, dẫn tới lợi nhuận bị ảnh hưởng.

Bài báo giải thích rằng, so với mức tăng lương khoảng 2,6 lần cùng với nhu cầu tiêu dùng cá nhân tăng mạnh của Mỹ (tháng 7 đến tháng 9 tăng khoảng 10% so với cùng kỳ 2 năm trước) thì việc không tăng lương ở Nhật Bản là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên điều này lại đồng nghĩa, mức tăng tiền lương của Nhật Bản chỉ đạt 4%. Từ góc độ thu nhập hộ gia đình, năm ngoái Nhật Bản chỉ tăng 5%, từ tháng 4 - 6/2021, tiêu dùng cá nhân đã giảm 5% so với hai năm trước, khiến các doanh nghiệp không thể chuyển chi phí cho người tiêu dùng.

Theo bài báo, trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng đang dần sụt giảm, cho dù các công ty đang chuyển chi phí sang sản phẩm nhưng mức độ mua sắm của người tiêu dùng vẫn sụt giảm đáng kể, dẫn đến lợi nhuận doanh nghiệp và tiền lương không thể tăng lên, khiến Nhật Bản rơi vào vũng bùn lầy luẩn quẩn. 

Nguồn: [Link nguồn]

Mong có một khoản ”tiền tươi”, hơn 700 nghìn người rút Bảo hiểm xã hội một lần

Chỉ trong vòng 10 tháng qua, đã có hơn 700 nghìn người rút Bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần do ảnh hưởng của Covid-19.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trần Tiến (Theo Chinatimes) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN