WHO: 40 giây 1 người chết vì tự tử
Theo báo cáo đầu tiên của WHO về công tác phòng chống nạn tử tử trên thế giới, mỗi năm có hơn 800.000 người chết do tự tử trên toàn cầu. Cứ 40 giây lại có một người chết vì lý do này.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây đã kêu gọi các nước trên thế giới hãy hành động để giảm tối đã số lượng các vụ tự tử tại đất nước mình.
Sử dụng thuốc trừ sâu, treo cổ và vũ khí là những cách tự tử phố biến nhất trên toàn cầu. Khoảng 75 số vụ tự tử rơi vào các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Theo các số liệu thống kê của Úc, Canada, Mỹ, Nhật, New Zealand và một số nước châu Âu cho thấy nếu chính phủ các nước hạn chế công dân của họ tiếp cận với các loại thuốc trừ sâu hay vũ khí thì có thể ngăn ngừa được một phần những vụ tử tự. Một biện pháp khác mà WHO đưa ra đó là cần phải yêu cầu chính phủ các nước trên thế giới cam kết soạn thảo và thực hiện kế hoạch phối hợp hành động. Hiện nay mới chỉ có 28 nước thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống tự tử.
Sử dụng thuốc trừ sâu, treo cổ và vũ khí là những cách tự tử phố biến nhất trên toàn cầu.
Tự tử là một hiện tượng của toàn thế giới
Tự tử là một vấn đề ảnh hưởng đến toàn thế giới và mọi lứa tuổi. Nói chung trên thế giới, tỷ lệ tử tử ở những người ở độ tuổi từ 70 trở lên cao hơn các độ tuổi khác. Tuy nhiên ở một số nước, tỷ lệ tự tử ở thanh niên lại cao nhất. Đáng chú ý, tự tử là nguyên nhân thứ hai dẫn đến tử vong ở độ tuổi 15-29 trên thế giới.
Theo tiến sỹ Margaret Chan, giám đốc tổ chức WHO, bản báo cáo này có mục đích kêu gọi các nước hãy hành động chống lại nạn tử tử, một vấn đề mà từ lâu đã bị coi như một điều cấm kỵ ít được nhắc đến.
Nhìn chung, các vụ tự tử ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới. Ở các nước giầu, tỷ lệ tự tử ở nam cao gấp 3 lần nữ giới. Nam giới từ 50 tuổi trở lên là nhóm có nguy cơ tự tử cao nhất.
Ở các nước có thu nhập thấp hoặc trung bình, số lượng các vụ tự tử lại đa phần rơi vào thanh niên và phụ nữ có tuổi. Tỷ lệ phụ nữ trên 70 tuổi tự tử cao hơn độ tuổi từ 15-29 tới 2 lần.
Chúng ta hoàn toàn có thể chống lại nạn tự tử
Một trong những giải pháp phòng chống nạn tự tử là giảm tối đa sự tiếp cận với các công cụ tự tử. Ngoài ra còn có các giải pháp hữu hiệu khác như kêu gọi giới truyền thông vào cuộc; tránh gây giật gân hoặc mô tả chi tiết cách thức tự tử; chuẩn đoán sớm các rồi loại tâm thần do sử dụng các chất gây nghiện trong cộng đồng, đặc biệt là các nhân viên y tế.
WHO kêu gọi các nước hãy tập trung các bộ liên quan để soạn thảo và thực hiện một chương trình hoạt động phối hợp tổng thể. Cam kết cùng nhau tham gia ở mức độ cao là điều cần thiết vì để giảm số lượng các vụ tự tử đó không chỉ là trách nhiệm của bộ y tế, mà còn là của bộ giáo dục, bộ lao động và thương binh xã hội và bộ tư pháp.
Có thể nói, bản báo cáo này của WHO đã cho thấy một bức tranh toàn cảnh đầy đủ nạn tự tử trên thế giới, lý do tự tử và những nỗ lực hiệu quả của các nước trong việc phòng chống nạn tự tử.
Hãy hành động để đạt được mục tiêu toàn cầu
Trong Kế hoạch hành động toàn cầu về sức khỏe tâm thần 2013-2020, các nước thành viên của WHO đã cam kết cùng hành động để đạt được mục tiêu toàn cầu về giảm 10% các vụ tự tử vào năm 2020.
Phòng chống tự tử được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chương trình hành động của WHO “Lấp đầy những lỗ hổng trong sức khỏe tâm thần” được phát động vào năm 2008.
(Thông tin được đăng trên website WHO)