Nhìn cách nhắn tin phát hiện đột quỵ

Theo báo cáo của Đại học Y khoa Harvard (Mỹ) cho biết một tin nhắn bị đầy lỗi chính tả và ngôn từ khó hiểu có thể là một manh mối cho thấy người nhắn tin có nguy cơ đột quỵ.

Mặc dù, điều này có vẻ kỳ lạ với nhiều người, nhưng lại hết sức ý nghĩa đối với cặp vợ chồng người Mỹ 25 tuổi.

Một ngày, người chồng nhận được một tin nhắn khó hiểu với dãy chữ vô nghĩa từ người vợ đang mang thai 11 tuần tuổi. Linh cảm có chuyện chẳng lành, anh liền gọi điện và được biết vợ mình đã được chuyển vào phòng cấp cứu.

Tại đây, có bác sĩ nhận thấy người vợ đã bị mất phương hướng, không thể sử dụng cánh tay và chân bên phải, đồng thời không thể nói chuyện được. Kết quả chụp cộng hưởng từ MRI cho biết não bộ của chị không nhận đủ máu và có nguy cơ dẫn đến đột quỵ.

May mắn là do được đưa đến bệnh viện kịp thời nên sức khỏe thai nhi vẫn an toàn.

Trong một bài báo đăng trên tạp chí Archives of Neurology tuần này, 3 bác sĩ đến từ trường Đại học Y Harvard xác nhận đây là trường hợp đầu tiên tiên cho thấy một tin nhắn văn bản khác thường có thể sử dụng để chẩn đoán đột quỵ.

Nhìn cách nhắn tin phát hiện đột quỵ - 1

Tin nhắn khó hiểu có thể là dấu hiệu đột quỵ. (Ảnh minh họa)

Trường hợp của người phụ nữ này được gọi là hội chứng “dystextia” – một thuật ngữ được các chuyên gia y tế đưa ra trước đó.

Dystextia là một hình thức mới nhất của chứng mất ngôn ngữ, trong đó người bệnh gặp rắc rối trong việc dùng ngôn ngữ nói hoặc viết. Theo bài báo, về lý thuyết, tin nhắn văn bản rời rạc có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ hoặc các chứng bất thường về thần kinh.

Tiến sĩ Larry Goldenstein – nhà thần kinh học, Giám đốc Trung tâm đột quỵ tại Đại học Duke (Mỹ) - cho biết: “Một tin nhắn mắc lỗi chính tả là điều hoàn toàn bình thường, nhưng một tin nhắn toàn những từ vô nghĩa thì lại khác. Bởi có thể bệnh nhân không có ý định gửi như thế, nhưng họ lại không thể tự sửa được”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo H.Trang (Người lao động)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN