"Nhấp môi chút rượu" có sao không, hãy đọc đi sẽ có câu trả lời
Một thông tin mới nhất vừa được công bố trên tạp chí quốc tế đó là dù uống rượu bia ở bất kỳ liều lượng nào cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, tức là sẽ không có ngưỡng an toàn nào cho người uống rượu bia.
Vụ việc nữ tài xế lái xe sang có sử dụng rượu bia khi lái xe đã đâm liên hoàn khiến 1 người chết và 7 người bị thương tại thành phố Hồ Chí Minh vào đêm 21/10 đang khiến dư luận xôn xao . Việc chị tài xế uống rượu và điều khiển phương tiện tham gia giao thông là sai và chị phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng quan niệm mọi chuyện "phải giải quyết bằng rượu bia" đang được quan tâm và trao đổi thông tin nhiều nhất. Đáng nói là tư tưởng chỉ "uống một chút" sẽ không sao đã khiến nhiều người tậc lưỡi uống, nhưng các chuyên gia y tế cảnh báo, uống rượu bia dù chỉ một ít cũng vẫn ảnh hưởng đến sức khỏe.
PGS.TS Lê Bạch Mai nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, một thông tin mới nhất vừa được công bố trên tạp chí quốc tế đó là dù uống rượu bia ở bất kỳ liều lượng nào cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, tức là sẽ không có ngưỡng an toàn nào cho người uống rượu bia.
Theo đó, về thông tin mỗi một ngày uống một cốc rượu vang là tốt cho sức khỏe, PGS. Mai cho biết, đó là thông tin đã cũ và không có giá trị. Thông tin mới nhất được công bố mới đây và được công nhận là không có ngưỡng nào cho người sử dụng rượu bia ngay kể cả là rượu vang. Có nghĩa là đã sử dụng rượu bia đều không có lợi cho sức khỏe.
PGS. Lê Bạch Mai cũng nhấn mạnh, rượu bia trở thành thói quen của rất nhiều người, ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư khá lớn. Chúng tôi muốn chúng ta hãy suy nghĩ để bảo vệ sức khỏe, bảo vệ tim mạch, không bị THA, và hãy cân nhắc lại việc sử dụng rượu bia.
Cũng theo PGS. Mai nhiều người gọi rượu là “cao gạo”, đã là “cao gạo” thì cung cấp năng lượng, 1g cồn cho 7kcal, khi vào cơ thể cộng thêm đồ nhậu lại xào rán đem theo lượng năng lượng lớn vào cơ thể, tạo cơ hội tích lũy năng lượng trong 1 thời gian ngắn. Năng lượng đi vào cơ thể cất giữ dưới dạng mỡ làm vòng bụng dài ra, tạo mỡ thì dễ tăng triglyceride gây mỡ máu.
PGS. TS Lê Bạch Mai nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Bia rượu vào người làm giãn mạch, dòng mãu lưu thông uống ít có thể sảng khoái, có thể mặt đỏ hồng hào. Nhưng sau đó mất nhiều nhiệt làm thân nhiệt lại hạ xuống dễ dẫn đến co mạch khiến tim phải gắng sức, tim phải làm việc tích cực lên để tống lượng máu nuôi cơ thể qua lòng mạch chít hẹp ấy. Chính vì thế dẫn đến tăng huyết áp. Cho nên bia rượu liên quan nhiều đến tai biến mạch máu não, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Rất nhiều trường hợp tai biến có thể xảy ra sau một bữa bia rượu “đã đời”. Do đó bia rượu ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. Ngoải ra chưa kể đến bia rượu gây ra các cuộc tai nạn giao thông.
PGS. Mai cho rằng, thay đổi dần thói quen rượu bia, tiến tới nói không với rượu bia như "nói không với thuốc lá" là việc làm cần thiết.
Còn theo GS.TS Nguyễn Gia Bình, nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực BV Bạch Mai, hàng ngày khoa Hồi sức tích cực tiếp nhận rất nhiều trường hợp uống rượu bia bị các biến chứng phải nhập viện, có những người 3 ngày uống rượu liền, đến khi nhập viện thì không còn cách nào cứu chữa.
Đáng nói là, nhiều người quan niệm rượu ngoại tốt không hại nên uống vô tội vạ, thế nhưng đã là rượu thì đều có hại dù cho đó là rượu ngoại hay rượu “lá chuối”. Rượu bia có tác hại vô cùng lớn nhưng hầu hết mọi người chủ quan. “Nhiều người gặp nhau là “cạn chén” không say không về và cho rằng như thế mới nhiệt tình mới là bạn bè và còn nâng việc uống rượu lên thành “văn hóa”. Theo tôi đấy là tệ nạn chứ không phải là văn hóa”. GS Bình bày tỏ quan điểm.
Cùng quan điểm trên PGS.TS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện y học ứng dụng Việt Nam cũng cho biết, rượu dù chỉ với một lượng nhỏ thôi cũng có thể ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Khi uống, rượu sẽ hấp thu vào máu và phân bố đi khắp cơ thể. Ngoài ra, tiêu thụ rượu còn gây ra những sự thay đổi về mặt thể chất và cảm xúc mà có tác hại rất lớn về lâu dài đối với sức khỏe.
Mặt khác, tốc độ chuyển hóa rượu sẽ phụ thuộc chủ yếu vào kích thước cơ thể cũng như giới tính. Nam giới và nữ giới có quá trình chuyển hóa rượu rất khác nhau. Thường thì chỉ một lượng nhỏ rượu cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến phụ nữ. Bởi cơ thể phụ nữ có xu hướng hấp thu nhiều rượu hơn và mất nhiều thời gian để chuyển hóa hơn.
Một trong những ảnh hưởng đầu tiên của rượu đối với cơ thể là gây ra thay đổi về hành vi. Rượu rất dễ dàng lưu thông trong mọi ngóc ngách cơ thể, bao gồm cả não bộ và hệ thần kinh trung ương. Khi uống quá nhiều rượu sẽ không còn khả năng suy nghĩ sáng suốt nhiều vấn đề, cũng như khả năng kiểm soát các xung động và hình thành trí nhớ. Về lâu dài, rượu có thể khiến cho các thùy não trước bị co lại. Hội chứng cai rượu cấp tính có thể dẫn tới co giật và mê sảng. Tình trạng nghiện rượu nặng còn gây tổn thương vĩnh viễn não bộ và gây mất trí nhớ.
Rượu bia ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh và não bộ
Cùng quan điểm trên PGS.TS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện y học ứng dụng Việt Nam cũng cho biết, rượu dù chỉ với một lượng nhỏ thôi cũng có thể ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Khi uống, rượu sẽ hấp thu vào máu và phân bố đi khắp cơ thể. Ngoài ra, tiêu thụ rượu còn gây ra những sự thay đổi về mặt thể chất và cảm xúc mà có tác hại rất lớn về lâu dài đối với sức khỏe.
Mặt khác, tốc độ chuyển hóa rượu sẽ phụ thuộc chủ yếu vào kích thước cơ thể cũng như giới tính. Nam giới và nữ giới có quá trình chuyển hóa rượu rất khác nhau. Thường thì chỉ một lượng nhỏ rượu cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến phụ nữ. Bởi cơ thể phụ nữ có xu hướng hấp thu nhiều rượu hơn và mất nhiều thời gian để chuyển hóa hơn.
Một trong những ảnh hưởng đầu tiên của rượu đối với cơ thể là gây ra thay đổi về hành vi. Rượu rất dễ dàng lưu thông trong mọi ngóc ngách cơ thể, bao gồm cả não bộ và hệ thần kinh trung ương. Khi uống quá nhiều rượu sẽ không còn khả năng suy nghĩ sáng suốt nhiều vấn đề, cũng như khả năng kiểm soát các xung động và hình thành trí nhớ. Về lâu dài, rượu có thể khiến cho các thùy não trước bị co lại. Hội chứng cai rượu cấp tính có thể dẫn tới co giật và mê sảng. Tình trạng nghiện rượu nặng còn gây tổn thương vĩnh viễn não bộ và gây mất trí nhớ.
Liệu quan niệm “trái cây, nước ngọt sẽ làm rượu nhẹ, dễ uống, thơm, mát và không say“ có đúng hay không?