Hoảng sợ gia tăng ở Phố Wall

Bất ổn kinh tế khiến sự hoảng sợ của nhà đầu tư lại gia tăng ở Phố Wall.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 23/82012, chỉ số Dow Jones giảm 115,3 điểm, tương ứng 0,9%, xuống còn 13.057,46 điểm.

Trong số 30 cổ phiếu niêm yết tại đây, cổ phiếu của H-P dẫn đầu đà giảm. Cổ phiếu H-P giảm 8,2% xuống 17,65 USD/cp sau khi các chuyên gia khẳng định dự báo về lợi nhuận năm nay của họ dành cho H-P có thể không đạt được như kỳ vọng. Cổ phiếu của các công ty công nghệ khác như Intel và Microsoft cũng giảm điểm.

Chỉ số S&P 500 giảm 11,41 điểm, 0,8%, xuống còn 1.402,08 điểm. Chỉ số này đang hướng tới tuần giảm đầu tiên trong vòng 2 tháng nay khi đã giảm tổng cộng 1,1% trong 4 ngày.

Cổ phiếu của nhóm các công ty hàng hóa nguyên liệu giảm 1,7%, mạnh nhất trong số 10 nhóm của chỉ số S&P 500. Cổ phiếu của Alcoa, nhà sản xuất nhôm lớn nhất nước Mỹ, giảm 2,7% trong khi cổ phiếu của công ty hóa chất DuPont giảm 1,1%.

Chỉ số Nasdaq giảm 20.27 điểm, tương ứng 0,66% rơi xuống mức 3.053,40 điểm. Như vậy, chỉ số này đang về rất gần ngưỡng quan trọng 3.000 điểm. Điều quan trọng hơn, chỉ số này vẫn giữ ngưỡng kỹ thuật quan trọng 3.000 điểm.

Chỉ số KBW Bank Index gồm cổ phiếu của 24 ngân hàng giảm 1,1%. Chỉ số CBOE Volatility Index, VIX, chỉ số đo mức độ sợ hãi của các nhà đầu tư, tăng lên trên 16 điểm.

Khối lượng giao dịch đạt 5,3 tỷ cổ phiếu trên cả 3 sàn New York Stock Exchange, NYSE Amex và Nasdaq, cao hơn 16% so với mức trung bình 3 tháng nhưng thấp hơn mức trung bình 6,62 tỷ cổ phiếu.

Nguyên nhân đẩy thị trường chứng khoán đi xuống là do Liên minh châu Âu tuyên bố đang tập trung vào chương trình cứu trợ cho các ngân hàng Tây Ban Nha. Tuy nhiên EU vẫn chưa hề nhận được yêu cầu cứu trợ toàn diện từ nước này.

Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble khẳng định việc cho Hy Lạp thêm thời gian để đạt được yêu cầu về ngân sách cũng sẽ không thể giải quyết được các vấn đề của nước này. Theo ông, việc này chỉ làm cho các chủ nợ thiệt hại nhiều hơn.

Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết châu Âu là một trong những nơi chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất từ cuộc khủng hoảng sâu sắc nhất con đường “giải thoát” chính là các giải pháp là "gian khổ", khu vực đồng euro sẽ nổi lên mạnh mẽ hơn.

Bà sẽ tiếp đón Tổng thống Pháp Francois Hollande hôm nay khi các nhà lãnh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang tìm kiếm tiếng nói chung về vấn đề Hy Lạp và cuộc khủng hoảng nợ đang lan rộng hơn. Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras sẽ theo Hollande đến Berlin vào ngày mai và tới Paris vào 25/8.

Tại Mỹ, Chủ tịch FED Ben Bernanke trong quá khứ đã sử dụng hội nghị hàng năm tại Jackson Hole, Wyoming, để báo hiệu công khai ý định của Fed, nhưng các nhà đầu tư thời gian này lại tỏ ra thất vọng.

Hôm nay, thị trường Mỹ đón nhận tin tốt đó là lượng tiêu thụ nhà trong tháng 7 đã tăng, đạt mức cao của tháng 4. Báo cáo này là bằng chứng khẳng định nền kinh tế Mỹ không cần thêm gói cứu trợ nào nữa.

Trong các cuộc khảo sát kinh doanh, thế giới vẫn đang vẽ một bức tranh về tình trạng bất ổn kinh tế từ Bắc Kinh tới Berlin.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngân Hà ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN