“Điểm sáng Mỹ” không thể vực dậy Phố Wall

Được xem là điểm sáng duy nhất nhưng tín hiệu lạc quan từ Mỹ chưa đủ sức vực dậy Phố Wall.

Sau hai phiên giao dịch đầy nỗ lực, cuối cùng Phố Wall lại trở về xu hướng quen thuộc là chìm trong sắc đỏ. Cả 3 chỉ số chính đều giảm điểm. Tuy nhiên, đà giảm là không đáng kể.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/05/2012, chỉ số Dow Jones giảm 74,92 điểm, tương ứng 0,60%, đóng cửa ở mức 12.454,83 điểm.

Cổ phiếu của Boeing giảm 1,9% rơi xuống 70 USD/cổ phiếu. Cổ phiếu của Chevron giảm 1,2% về mức 98,86 USD/cổ phiếu. Caterpillar giảm 1,6% và đóng cửa ở mức 89,94 điểm.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu của Chesapeake Energy Corp (CHK.N) tăng 1,5% lên 15,81 USD/cổ phiếu, tăng ngày thứ hai sau khi công ty này công bố thông tin khả quan về kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.

Chỉ số S&P 500 giảm 2,86 điểm, tương ứng 0,22%, kết thúc ở mức 1.317,82 điểm. Cả 10 nhóm ngành trong S&P 500, nhóm ngành nguyên vật liệu và tiêu dùng dẫn đầu đà tăng.

Chỉ số Nasdaq giảm 1,85 điểm, tương ứng 0,07% và dừng ở mức 2.837,53 điểm. Cổ phiếu của Google giảm 2% xuống 591,53 USD/cổ phiếu đã gây áp lực lên Nasdaq.

“Điểm sáng Mỹ” không thể vực dậy Phố Wall - 1

Phố Wall suy giảm sau hai phiên nỗ lực đi lên.

Sau hai phiên tăng nhẹ, cổ phiếu của Facebook lại quay đầu suy giảm khi để mất 3,4% và rơi xuống 31,91 USD/cổ phiếu, thấp hơn nhiều so với con số 38 USD/cổ phiếu - giá IPO.

Chỉ số CBOE Volatility Index, VIX, chỉ số đo mức độ sợ hãi của các nhà đầu tư, đóng cửa sát mức 22 điểm.

Tính chung cả tuần, chỉ số Dow Jones tăng 0,69%, chỉ số S&P 500 tăng 1,74% và chỉ số Nasdaq tăng 2,11%.

Có khoảng 4,78 tỷ cổ phiếu được giao dịch thành công trên cả 3 sàn giao dịch New York, America Exchange và Nasdaq, giảm mạnh so với ngày hôm qua, thấp hơn nhiều so với con số trung bình 7,87 tỷ cùng kỳ năm ngoái.

Trong phiên hôm qua, ít thông tin vĩ mô tác động tới thị trường. Dữ liệu của Thomson Reuters/University of Michigan Surveys cho thấy chỉ số tâm lý người tiêu dùng đã nhảy vọt từ 77,8 lên 79,3 trong bản báo cáo tháng 5. Đây là mức tăng cao nhất kể từ tháng 10/207. Dường như thị trường đang có nhiều phản ánh tích cực hơn. Tuy nhiên, dữ liệu này vẫn chưa đủ sức giúp Phố Wall thoát khỏi đà giảm.

Đây là một phiên ít ấn tượng. Wayne Wilbanks, giám đốc đầu tư tại Wilbanks, Smith & Thomas Asset Management LLC in Norfolk, Virginia, đơn vị giám sát 2 tỷ USD nhận xét: “Đây chỉ được xem là phiên điều chỉnh bình thường. Kinh tế toàn cầu trở nên tồi tệ hơn do tình hình châu Âu và tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc. Điểm sáng duy nhất có thể nhận thấy chính là Mỹ”.

Gordon Charlop, giám đốc điều hành tại Rosenblatt Securities cũng có quan điểm kém lạc quan: “Vậy là đã có một tháng tồi tệ. Hiện rất nhiều nhà đầu tư đang ẩn mình. Mọi người đang hướng tới châu Âu, đặc biệt vào 17/6, ngày bầu cử mới của Hy Lạp. Cho tới khi mọi việc chưa rõ ràng, người mua vẫn cẩn trọng”.

Trong khi đó, thị trường chứng khoán châu Âu đi ngang khi nhà đầu tư chốt lời sau hai ngày thị trường bất ngờ bật dậy. Nhà đầu tư vẫn chỉ giao dịch ngắn hại khi nỗi ngại Hy Lạp vẫn khiến họ sợ hãi. Đồng EUR rơi xuống mức thấp nhất trong 23 tháng, chỉ còn đổi được 1,25 USD.

Nỗi lo ngại càng gia tăng khi dòng tiền đang chảy khỏi châu Âu. Bản báo cáo của Citi có viết: “Chúng tôi ước tính có khoảng 200 tỷ EUR chảy ra khỏi từng nước Tây Ban Nha và Italia khi các nước không có kế hoạch hành động cụ thể. Suy giảm kinh tế, hạ bậc xếp hạng, và đặc biệt nguy cơ Hy Lạp rời khỏi đồng EUR sẽ đẩy nhanh tiến độ dòng tiền chảy khỏi châu Âu.

"Chúng tôi ước tính 200 tỷ euro tiếp tục chuyến bay từ Tây Ban Nha và Italia là rất có thể không có hành động chính sách hơn nữa," theo một lưu ý từ Citi. Suy giảm kinh tế, hạ xếp hạng và đặc biệt là xuất cảnh Hy Lạp sẽ gần như chắc chắn đáng kể đẩy nhanh tiến độ khoảng thời gian và tăng số tiền của các dòng chảy ra. "

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngân Hà ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN