Cập nhật Olympic: Kình ngư 15 tuổi lập kỉ lục

Thứ Ba, ngày 31/07/2012 00:02 AM (GMT+7)
Chia sẻ

Kình ngư 15 tuổi Ruta Meilutyte đã lập kì tích ở nội dung 100m bơi ếch nữ.

Ở nội dung 100m bơi ếch nữ, tất cả đã phải cùng thán phục chiến thắng kì diệu của cô bé mới 15 tuổi Ruta Meilutyte đến từ đất nước nhỏ bé Lithuania khi cô vượt qua các đối thủ nặng kí khác là Rebecca Soni của Mỹ (về nhì) và  Satomi Suzuki của Nhật (về ba) với thành tích 1:05.47. Một chiến thắng thật khó tin của Lithuania và kình ngư tuổi trăng rằm Meilutyte.

Cập nhật Olympic: Kình ngư 15 tuổi lập kỉ lục - 1

Kết quả cụ thể tại nội dung 100m bơi ếch nữ

Trung Quốc đã giành được 9 HCV: Tính đến thời điểm hiện tại, đoàn Trung Quốc vẫn dẫn đầu bảng tổng sắp chung cuộc sau khi giành thêm được 2 HCV ở nội dung TDDC đồng đội nam và cử tạ nữ hạng 58kg. Đặc biệt, lực sỹ  Li Xueying đã phá kỉ lục Olympic với tổng thành tích của cử giật và cử đẩy là 246kg (108-138).

Nội dung 100 bơi ngửa nam, các VĐV Mỹ đã thống trị ở cự ly này và là chiếc HCV thứ 4 trong môn bơi lội của xứ cờ hoa. Công đầu thuộc về Matthew Grevers giành HCV với thành tích 52'.16. HCB cũng là của đoàn Mỹ, Nick Thoman (52'.92). Nhật đoạt thêm 1 chiếc HCĐ bơi của Irie Ryosuke.

Ở nội dung 100m bơi ngửa nữ, kình ngư 17 tuổi của Mỹ, Missy Franklin đã xuất sắc cán đích đầu tiên với thành tích 58'.33, giành HCV. HCB là Emily Seebohm (Australia) và Aya Terakawa giành HCĐ cho Nhật Bản

Michael Phelps chật vật tìm lại phong độ: Dù là người có thành tích tốt nhất ở nhóm 2 (1:54.53), nhưng xét trên cả 16 kình ngư lọt vào bán kết nội dung 200m bơi bướm thì Michael Phelps chỉ là người có thành tích tốt thứ 4 sau các VĐV của Nhật Bản, Nam Phi và Trung Quốc. Nếu không cải thiện được phong độ ở chung kết, nhiều khả năng Michael Phelps sẽ không giành được huy chương ở nội dung này.

Cập nhật Olympic: Kình ngư 15 tuổi lập kỉ lục - 2

Kết quả bán kết nội dung bơi bướm 200m nam

Lực sỹ "tí hon" lập kỷ lục: Chỉ cao 1m52 và nặng 55 kg nhưng Om Yun Chol đã giành HCV ở môn cử tạ nam hạng 56 kg với tổng thành tích là 293 kg. Ở phần cử giật, đại diện của nước CHDCND Triều Tiên đạt thành tích 125 kg. Song đến phần cử đẩy, anh đã khiến giới chuyên môn ngỡ ngàng khi nâng thành công 3 mức tạ lần lượt là 160, 165 và 168 kg. Mức tạ cuối cùng gấp hơn 3 lần tổng trọng lượng cơ thể của Om Yun Chol và là một kỉ lục mới của Olympic ở hạng cân mà anh tham dự. Kỉ lục trước đó thuộc về Halil Mutlu của Thổ Nhĩ Kỳ tại Olympic Sydney 2000 (167 kg). Về nhì là Wu Jiangbiao - VĐV của Trung Quốc với tổng thành tích 289 kg. HCĐ thuộc về Valentin Hristov của Azerbaijan (286 kg).

Kỷ lục mới Olympic rowing đôi nữ phối hợp: 2 rowing nữ Katherine Grainger và Anna Watkins vừa tiến thêm một bước tới huy chương vàng sau khi lập kỷ lục ở vòng loại tứ kết bơi thuyền đôi Olympic. Bộ đôi của nước chủa nhà đã bất bại trong 3 năm qua và vừa phá kỷ lục của Thế vận hội ở cự ly 1000 mét. Grainger và Watkins mất 6 phút 44,33 giây để chinh phục cự ly này, nhanh hơn kỷ lục trước của Thế vận hội 5 giây. Thành tích trên đã giúp rowing của Vương quốc Anh có mặt ở vòng bán kết.

Cập nhật Olympic: Kình ngư 15 tuổi lập kỉ lục - 3

Katherine Grainger và Anna Watkins

Victoria Azarenka "tốn sức" vào vòng 2: Dù đối thủ là tay vợt hạng 79 thế giới, Irina-Camelia Begu nhưng Azarenka cũng phải mất 3 set. Thắng dễ ở set 1 với tỷ số 6 - 1, sau đó Azarenka bất ngờ bị đánh bại 3 - 6. Tuy nhiên bản lĩnh và đẳng cấp đã giúp tay vợt người Belarus giành chiến thắng ở set 3 6 - 1.

Kỉ lục gia Radcliffe rút lui khỏi Olympic: Đội tuyển marathon của nước chủ nhà vừa đón một hung tin là kỷ lục gia thế giới Paula Radcliffe sẽ phải rút lui khỏi Thế vận hội. Tuy nhiên, họ đã có một sự thay thế xứng đáng là Freya Murray - người chạy nhanh thứ nhì tại Vương quốc Anh. Tại giải được tổ chức tại London hồi cuối tháng 4, ở cự ly sở trường 10 nghìn mét, Murray chạy hết 2 giờ 28,12 phút, kém tay đua giành chức vô địch người Kenya Mary Keitany 10 phút.

Kim Rhode - vận động viên môn bắn súng mục tiêu di động - trở thành người Mỹ đầu tiên giành HC cá nhân ở 5 kỳ Thế vận hội liên tiếp.  Rhode, HC Bạc ở Bắc Kinh cách đây 4 năm, giành ngôi quán quân hôm qua khi san bằng kỷ lục bắn trúng mục tiêu 99 lần. Cô kết thúc với 8 điểm nhiều hơn người xếp thứ hai Wei Ning của Trung Quốc. Danka Bartekova (Slovakia), người đã lập kỷ lục thế giới 4 năm về trước, giành HC Đồng sau khi đánh bại Marina Belikova (Nga) trong loạt shoot-off. Chiến thắng hôm qua đem lại cho Rhode chiếc HC Vàng thứ ba ở các kỳ Thế vận hội, với hai trong số này ở nội dung double trap năm 1996 và 2004. Ở Sydney năm 2000 cô giành HC Đồng.

Trung Quốc thảm bại ở TDDC nữ: Đợt thi vòng loại TDDC nữ đã kết thúc vào rạng sáng 30-7 với sự thành công vượt trội của đội Mỹ trong khi đó Trung Quốc, đoàn cực kỳ mạnh ở nội dung này, đã thất bại thảm hại.

Kết thúc vòng loại đồng đội toàn năng, đội Trung Quốc trong đó có hai nhà vô địch Olympic Bắc Kinh 2008 là He Kexin và Deng Linlin chỉ xếp hạng ba, sau hai đội Nga và Mỹ. Tổng điểm của Trung Quốc khá thấp chỉ 176,637 điểm trong khi đó đội Mỹ có 181,863 điểm và Nga có 180,429 điểm. Dù giành quyền vào chơi chung kết nhưng với phong độ hiện tại, Trung Quốc khó lòng giành chiếc HCV đồng đội.

Nếu như trong ngày thi đấu đầu tiên, các nam vận động viên Trung Quốc cũng đã thi đấu không tốt, bị ngã ở nội dung ngựa tay quay và thể dục tự do thì hôm nay đến phiên Yao Jinnan - người từng đoạt HCĐ toàn năng tại giải vô địch thế giới hồi tháng 10 vừa qua - đã ngã đập mặt xuống sàn khi tiếp đất trong bài thi nhảy ngựa. Không chỉ vậy, ở nội dung toàn năng đơn - thi đấu các nội dung cầu thăng bằng, xà kép, nhảy ngựa và thể dục tự do - vận động viên xếp cao nhất vòng loại của Trung Quốc cũng chỉ đứng hạng sáu, thuộc về Deng Linlin.

Đứng đầu nội dung này là Victoria Komova của Nga. Tiếp theo là ba vận động viên Mỹ Alexandra Raisman, Gabrielle Douglas và nhà vô địch thế giới Jordyn Wieber. Nhưng theo luật mỗi nước chỉ có hai vận động viên vào chung kết nên Wieber đã bị loại. Thậm chí ở nội dung nhảy ngựa và thể dục tự do, Trung Quốc không có đại diện nào giành quyền vào thi đấu chung kết. Gỡ gạc lại chút thể diện cho TDDC nữ Trung Quốc là việc Sui Lu đứng đầu vòng loại nội dung cầu thăng bằng. Còn ở nội dung xà lệch, nhà vô địch Bắc Kinh 2008, He Kexin cũng chỉ xếp hạng hai sau Elizabeth Tweddle của Anh.

Michael Phelps gây thất vọng. Tại vòng loại 200m bơi bướm nam, dù xuất phát ở đường đua số 4 nhưng Michael Phelps đã thi đấu không ấn tượng. Kình ngư người Mỹ chỉ về thứ 3 xếp sau người đồng hương Tyler Clary về nhất. Tuy nhiên với thành tích thứ 5 tại vòng loại, Phelps vẫn giành vé vào vòng bán kết diễn ra vào lúc 2h30 đêm nay.

Ngày thi đấu hôm nay, đoàn thể thao Việt Nam không có VĐV nào tham dự ở các môn thi đấu.

Ngày thi đấu hôm nay, đoàn thể thao Mỹ hy vọng sẽ có thêm tấm HCV của kình ngư Ryan Lochte tại chung kết 200m tự do diễn ra vào lúc 1h43 ngày 31/7. Lochte đã có 1 HCV (400m hỗn hợp) và 1 HCB (4x100m tự do tiếp sức). Dù vậy thách thức cho Lochte là không nhỏ khi hiện tại sau vòng bán kết, thành tích của anh (1 phút 46.31 giây) chỉ xếp 5 và phải xuất phát ở làn bơi thứ hai.

Michael Phelps tham dự vòng loại 200m bơi bướm diễn ra từ 16h21 chiều nay, 30/7. Đây là nội dung sở trường của kình ngư người Mỹ và anh từng giành HCV Olympic 2008 với thời gian 1 phút 52.03 giây. Phelps sẽ thi đấu ở nhóm 5, nhóm cuối cùng tại vòng loại. Trong nhóm 8 VĐV thi đấu ở nhóm 5 thì thành tích vượt qua vòng loại để có mặt tại London của Phelps (1 phút 53.34 giây) là tốt nhất.

Cập nhật Olympic: Kình ngư 15 tuổi lập kỉ lục - 4

Từ trái sang phải: Adrian Nathan, Ryan Lochte, Cullen Jones và Michael Phelps chỉ giành HCB nội dung 4x100m tự do tiếp sức

Các ƯCV hàng đầu cho chiếc HCV nội dung đơn nam môn cầu lông Lin Dan (Trung Quốc) và Lee Chong Wei (Malaysia) cùng ra quân. Tại bảng P, Lin Dan gặp tay vợt người Ai Len Scott Evans, còn tại bảng A, Lee Chong Wei gặp tay vợt người Phần Lan Ville Lang.

Thử thách cho Federer. Tay vợt số 1 thế giới sẽ bước vào trận đấu vòng 2 môn tennis nội dung đơn nam gặp đối thủ người Pháp Julien Benneteau. Tại Wimbledon cách đây không lâu, chính Benneteau đã khiến Federer trải qua trận đấu vô cùng khó khăn khi phải lội ngược dòng sau khi để thua 2 set đầu.

Cả Federer và Djokovic cùng ra quân tại nội dung đôi nam. Djokovic sẽ đánh cặp với Viktor Troicki gặp đôi vợt của Thụy Điển Johan Brunstrom và Robert Lindstedt, còn Federer và Stanislas Wawrinka sẽ không hề dễ dàng khi đối thủ là hai tay vợt người Nhật Bản đang thi đấu khá lên tay Kei Nishikori và Go Soeda.

Lịch thi đấu các môn Olympic 2012 ngày 30 và rạng sáng 31/7

- Bắn cung:

Từ 15h, nội dung cá nhân nam.

Từ 15h26, nội dung cá nhân nữ.

- Cầu lông:

Từ 14h30, nội dung đơn nam, đơn nữ, đôi nam nữ vòng bảng.

Từ 15h40, nội dung đôi nam nữ vòng bảng.

Từ 18h30, nội dung đôi nam vòng bảng.

- Bóng rổ:

Bảng A 15h, Croatia – Trung Quốc.

Bảng A 17h15, Séc – Thổ Nhĩ Kỳ.

Bảng A 4h15 31/7, Angola – Mỹ.

Bảng B 20h30, Australia - Pháp.

Bảng B 22h45, Nga - Brazil.

Bảng B 2h 31/7: Vương quốc Anh – Canada.

- Bóng chuyền bãi biển:

Từ 15h: Nội dung nữ

Từ 17h: Nội dung nam

- Đấm bốc:

Từ 19h30, nội dung nam hạng nhẹ 52kg vòng 32 võ sỹ

Từ 20h45, nội dung nam hạng nặng 81kg vòng 32 võ sỹ

- Đua thuyền kayak

19h30, nội dung đôi nam (C2)

20h22, nội dung kayak nữ (K1)  

- Nhảy cầu

21h, chung kết nhảy cầu cứng 10m nội dung nam

- Đua ngựa

18h30, ngày thi đấu thứ ba nội dung cá nhân và đồng đội

- Đấu kiếm

16h30, nội dung kiếm chém đơn nữ

1h10 30/7, chung kết kiếm chém đơn nữ

- Thể dục dụng cụ

22h30: chung kết đồng đội nam

- Bóng ném nữ

Bảng A, 15h30: Angola – Croatia, 20h30: Vương quốc Anh – Nga, 1h30 31/7: Brazil - Montenegro

Bảng B, 17h15: Đan Mạch – Hàn Quốc, 22h15: Tây Ban Nha – Pháp, 3h15 31/7: Thụy Điển – Na Uy

- Hockey

Từ 14h30, nội dung nam

- Judo

Từ 15h30, vòng loại nội dung nam 73kg. 22h10, chung kết.

Từ 15h36, vòng loại nội dung nữ 57kg. 22h, chung kết.

- Rowing

Từ 15h30

- Đua thuyền buồm

Từ 18h

- Bắn súng

15h: Vòng loại súng hơi thể thao 10m nam. 18h15: chung kết.

15h: Vòng loại bắn đĩa nam.

- Bơi

16h: Vòng loại 200m bơi tự do nữ. 1h30 31/7, bán kết.

16h21: Vòng loại 200m bơi bớm nam. 2h32 31/7, bán kết.

16h41: Vòng loại 200m bơi hỗn hợp nữ. 2h55 31/7, bán kết.

1h43 31/7: chung kết 200m bơi tự do nam.

1h51 31/7: chung kết 100m bơi ngửa nữ.

1h58 31/7: chung kết 100m bơi ngửa nam.

2h15 31/7: chung kết 100m bơi ngửa nữ.

- Bóng bàn

Từ 16h: Vòng 3 đơn nam.

Từ 21h30: Vòng 4 đơn nữ.

- Tennis

Từ 17h30, vòng 1 đơn nam và đơn nữ.

Từ 19h30, vòng 2 đơn nam.

Từ 20h, vòng 2 đơn nữ.

Từ 21h30, vòng 1 đôi nam và đôi nữ.

- Bóng chuyền nữ

Bảng A, 20h45: Dominica – Nga, 2h 31/7: Italia – Nhật Bản, 4h 31/7: Vương quốc Anh – Algeria.

Bảng B, 15h30: Trung Quốc – Thổ Nhĩ Kỳ, 17h30: Hàn Quốc - Serbia, 22h45: Brazil – Mỹ.

- Bóng nước nữ

Bảng A, 20h10: Trung Quốc – Tây Ban Nha, 1h40 31/7: Hungary – Mỹ.

Bảng B, 22h30: Italia – Australia, 0h20 31/7: Vương quốc Anh - Nga.

- Cử tạ

16h: Vòng loại nam 62kg nhóm B, 1h 31/7, nhóm A.

18h30: Vòng loại nữ 58kg nhóm B, 21h30, nhóm A.

Chia sẻ
([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN