Những việc làm kiêng kị trong ngày Tết theo phong tục dân gian

Người xưa đặt ra rất nhiều điều kiêng kị trong dịp năm mới để tránh những điều xui xẻo, không may xảy ra với bản thân cũng như gia đình.

Trong khoảnh khắc tiễn năm cũ, đón năm mới, không khí vui tươi, rộn ràng tràn ngập khắp muôn nơi, may mắn là điều ai cũng mong muốn. Chính vì thế, từ ngày xưa, trong dân gian đã truyền tai nhau rất nhiều điều kiêng kị trong dịp đầu năm mới, mục đích chính là mong muốn tránh xui xẻo.

“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” là câu nói minh chứng rõ ràng cho quan niệm kiêng kị của người xưa. Tục lệ đó đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt Nam.

Một số điều kiêng kị đã được lí giải và chứng minh nhưng một số điều thì vẫn khá mơ hồ. Thế nhưng xét cho cùng, tất cả những việc làm ấy giống như một liệu pháp tâm lý giúp mọi người có thể yên tâm chào đón năm mới.

Cùng điểm qua một số điều kiêng kị dịp năm mới trong dân gian:

Quét nhà, đổ rác

 Người Việt kiêng quét nhà, đổ rác vào dịp Tết Nguyên đán. Ảnh minh họa.

 Người Việt kiêng quét nhà, đổ rác vào dịp Tết Nguyên đán. Ảnh minh họa.

Kiêng quét nhà, đổ rác là điều dễ thấy ở nhiều gia đình người Việt trong dịp Tết. Theo quan niệm xưa, quét nhà, đổ rác ngày đầu năm sẽ đuổi Thần Tài ra khỏi nhà, từ đó tiền tài không thể tới với gia đình. Nếu có quét nhà, rác cũng phải để ở một góc nhà và không được hốt rác đổ đi.

Cãi vã, giận hờn

Tết là một ngày vui, sum họp gia đình, nhất là thời khắc thiêng liêng như giao thừa thì càng nên thể hiện sự gắn kết, yêu thương nhau... Vì sự cãi vã, hiểu lầm, hờn giận nhau lúc giao thừa là điềm báo cho một năm mới gia đạo lộn xộn, chia rẽ.

Nói lời xui rủi

Trong ngày Tết, mọi người có dịp ngồi nói chuyện, tán gẫu với nhau. Tuy nhiên, cần tránh nhắc tới bệnh tật, thua lỗ, sự thiếu hụt hay mất mát... để tâm trạng con người không bị chi phối bởi những suy nghĩ tiêu cực. Thay vào đó, chúng ta nên nói những chuyện vui vẻ, tích cực, dư dả...

Làm rơi vỡ đồ dùng gia đình

Hạn chế tối đa việc làm rơi vỡ đồ dùng trong gia đình. (Ảnh minh họa TPO)

Hạn chế tối đa việc làm rơi vỡ đồ dùng trong gia đình. (Ảnh minh họa TPO)

Gương, bát, đĩa, ly… là những vật dụng rất dễ vỡ. Trong khi đó, dân gian vẫn luôn có quan niệm việc rơi vỡ đồ dùng vào những ngày đầu năm sẽ khiến gia đình không gặp được điều cát lành. Không chỉ vậy, rơi vỡ đồ còn báo hiệu sự chia lìa, đổ vỡ của gia đình.

Vay mượn hoặc trả nợ đầu năm

 Không cho ai vay mượn tiền dịp đầu năm mới. Ảnh minh họa Báo Giao thông.

 Không cho ai vay mượn tiền dịp đầu năm mới. Ảnh minh họa Báo Giao thông.

Đầu xuân là thời điểm mở cửa để đón lộc vào nhà. Vì vậy, dân gian quan niệm, nếu cho ai đó vay mượn tiền bạc, đồ đạc trong những ngày đầu năm thì cả năm đó gia đình sẽ rơi vào cảnh túng thiếu. Ngược lại, nếu trả nợ sẽ giống như dâng tài lộc vào tay người khác.

Chúc Tết người đang nằm ngủ

Khi đến nhà họ hàng hoặc bạn bè ngày Tết, bạn không nên chúc Tết những người đang nằm ngủ. Vì lời chúc này sẽ mang đến sự xui xẻo, trù ẻo người khác bị bệnh và nằm trên giường cả năm.

Cho lửa, nước

Lửa có màu vàng, màu đỏ, tượng trưng cho sự may mắn. Vì vậy, nếu cho lửa ngày đầu năm tức là cho đi vận may, khiến gia đình có nguy cơ gặp nhiều điều xui xẻo, tai vạ trong năm đó.

Trong khi đó, nước lại tượng trưng cho sự sinh sôi và được ví là nguồn tài lộc của muôn nhà. Trước khi bước sang năm mới, nhà nào cũng lo đổ nước đầy bể, dự trữ nước đủ cho sinh hoạt trong những ngày Tết.

Ăn cháo vào sáng Mồng 1 Tết

Không ăn cháo vào sáng mùng 1 Tết.

Không ăn cháo vào sáng mùng 1 Tết.

Người xưa quan niệm, chỉ có những gia đình nghèo khổ mới phải ăn cháo. Do đó, ngày mùng 1 Tết, người ta kiêng ăn cháo mà chỉ ăn cơm. Bên cạnh đó, sáng ngày đầu tiên của năm mới, muôn thần sẽ tề tựu, việc ăn cơm nóng thể hiện sự tôn kính với tổ tiên và các vị thần linh.

Đồ ăn gắn liền với sự đen đủi

 Thịt chó gắn liền với sự đen đủi nên người dân kiêng ăn vào dịp năm mới.

 Thịt chó gắn liền với sự đen đủi nên người dân kiêng ăn vào dịp năm mới.

Dân gian hay quan niệm những đồ ăn như thịt chó, mực, thịt vịt, cá mè, ốc… gắn liền với những điều không may mắn. Vì vậy, trong 3 ngày Tết nhiều người không ăn những món ăn này để tránh đen đủi trong suốt cả năm.

Hạn chế đóng cửa nhà

Ngày Tết là ngày để đón các vị thần linh vào nhà nhằm rước vận may và tiền tài cho cả năm. Thế nên, việc đóng cửa nhà sẽ khiến các vị thần không vào nhà được, hơn thế nữa còn thể hiện sự không tôn kính các vị thần, dẫn đến cả năm xui xẻo, làm ăn thất bát suốt năm. Vì thế, trong 3 ngày Tết bạn không nên đóng cửa nhà, trừ những lúc đi xa.

Dùng dao kéo hay các vật sắc nhọn

Đây là các đồ vật được liệt vào hung khí, có sát khí dễ gây nguy hiểm, thương tổn... nên người xưa kiêng dùng vào lúc giao thừa để tránh bản thân bị vạ lây, dễ gặp thị phi trong năm mới. Các vật sắc nhọn còn được liên tưởng tới điềm xui xẻo, có thể cắt đứt cơ hội và sự may mắn... của bạn.

May vá

Theo quan niệm dân gian, việc may vá được ví như “giật gấu vá vai”, sử dụng kim chỉ trong năm mới dễ khiến gia chủ vất vả, cả năm chăm chỉ làm lụng vẫn chẳng khi nào đủ ăn phải chịu cảnh túng thiếu.

Mặc đồ trắng đen

Màu đen và trắng tượng trưng cho sự tang tóc, điều xui xẻo. Do đó, vào ngày Tết mọi người thường tránh mặc quần áo màu đen hoặc trắng. Thay vào đó, họ thường mặc những bộ quần áo mới với nhiều màu sắc sặc sỡ như đỏ, vàng, mong muốn một năm mới gặp nhiều may mắn, vui vẻ.

Nguồn: [Link nguồn]

Những điều kiêng kỵ trong Tết xưa giờ nghe đã thấy toát mồ hôi

Rất nhiều điều kiêng kỵ ngày Tết được người dân truyền tai nhau để tránh những điều xui xẻo trong năm mới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Triệu Quang ([Tên nguồn])
Mở cửa thấy Tết Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN