Nghệ nhân Nguyễn Thế Giáo chia sẻ kinh nghiệm trồng và nhân giống hoa phong lan

Hoa lan được biết đến là loài cực kỳ khó trồng và chăm sóc. Với kiến thức và kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực hoa lan, ông chủ vườn lan Nguyễn Thế Giáo đã có những chia sẻ giúp người chơi lan biết cách trồng và nhân giống hoa lan đơn giản ngay tại nhà.

Nghệ nhân Nguyễn Thế Giáo sinh ra và lớn lên tại Lâm Đồng là một trong những người chơi lan lâu năm tại đây. Suốt gần 20 năm theo đuổi đam mê về hoa lan, anh Giáo đã trau dồi học hỏi cũng như chia sẻ kinh nghiệm đến nhiều người chơi lan trên toàn quốc.

Hiện tại anh đang sở hữu 2 vườn lan tại thành phố Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng, trong đó vườn lan rừng với diện tích lên tới hơn 2000m2 bao gồm các giống lan quý hiếm, không phải ai cũng sưu tầm được như 5ct Họng hồng, Thiên long, Cửu long, Đenro, Sao thiên vương, Chớp mỹ… Còn vườn lan Var với diện tích 200 m2 có các giống đặc biệt quý hiếm: Phú Thọ, Hiển Oanh, Hồng Yên Thủy, Hồng Xòe, Hồng Trinh Nữ, Hồng Mỹ Nhân, Hồng Minh Châu, 5ct Bạch Tuyết, 5ct jolie, 5ct Bảo Duy, 5ct Tản Viên…

Anh Nguyễn Thế Giáo nghệ nhân hoa lan với hơn 20 năm kinh nghiệm

Anh Nguyễn Thế Giáo nghệ nhân hoa lan với hơn 20 năm kinh nghiệm

Bên cạnh đó, anh Giáo còn là hội viên của Hội Quán Hoa Lan Bảo Lộc. Nhận được sự tín nhiệm và tin tưởng của mọi người, anh Nguyễn Thế Giáo đã mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc hoa lan đến tất cả mọi người. Đặc biệt là những người mới bắt đầu chơi lan.

Theo anh Giáo để có được các giò lan đẹp, khỏe mạnh, tiết kiệm chi phí thì hầu hết các nhà vườn lâu năm họ đều tự nhân giống từ các giò lan gốc mà họ có. Thường thì thời điểm thích hợp để tiến hành nhân giống là vào mùa xuân khi mà vạn vật bắt đầu đâm chồi, nảy lộc. Đối với phong lan, vốn là loài thực vật sống kí sinh thường bám vào vỏ các cây gỗ khác để hút chất dinh dưỡng thì đây chính là thời điểm hoàn hảo nhất. 

Nghệ nhân Nguyễn Thế Giáo chia sẻ kinh nghiệm trồng và nhân giống hoa phong lan - 2

Phong lan là loài hoa tiến hóa cao nhất trong thế giới thực vật, có màu sắc, hương thơm đa dạng, vẻ đẹp của phong lan khiến nhiều người mê mẩn. Với những người trồng lan như anh Giáo thì phong lan là loại cây hoàn hảo dành cho những người mới bắt đầu chơi lan. Vì chúng sống không cần đất trồng, cũng không đòi hỏi sự cầu kỳ trong khâu chăm sóc và đặc biệt phong lan có thể thích nghi ở mọi nơi. Do đó nếu bạn muốn nhân giống lan thì nên tập làm quen với cách nhân giống phong lan trước.

Nghệ nhân Nguyễn Thế Giáo chia sẻ kinh nghiệm trồng và nhân giống hoa phong lan - 3

Anh Giáo cho biết: “Muốn nhân giống bất kỳ loài lan nào dù đó là phong lan hay lan đột biến thì trước tiên bạn cần phải chọn lọc cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, rồi tiến hành nhân giống. Cây con sau này sẽ có khả năng sống và sinh trưởng cao hơn, ít bị nhiễm nấm và vi khuẩn gây bệnh”.

Để nhân giống phong lan, anh Giáo sử dụng phương pháp nhân sinh bằng cách tách những chồi non đang phát triển xung quanh rễ của cây mẹ hay còn được gọi là ‘’giò” lan. Anh sẽ chọn giống cần lấy từ cây lan mẹ đã bói hoa, đang trong thời kỳ sung sức, không nhiễm bệnh để cây con có sẵn kích tố auxin giúp chúng lớn nhanh, lại sớm trổ hoa sau khi trồng.

Nghệ nhân Nguyễn Thế Giáo chia sẻ kinh nghiệm trồng và nhân giống hoa phong lan - 4

Việc tách cây con ra khỏi cây mẹ, bạn nên sử dụng dao hoặc kéo đã hơ qua lửa, nhúng trong cồn để sát khuẩn và tách giò lan giống sát gốc cây mẹ, kèm theo bộ rễ cũng như giá thể. Sau khi tách, bạn nên chấm gốc cây con vào tro bếp hoặc hỗn hợp tro +bùn hẩu(với tỷ lệ 1:1 thêm nước để tạo sự kết dính) giúp cây hấp thụ dinh dưỡng nhanh hơn, rồi cho vào chậu, cố định với giá thể và một ít phân bón.

Bạn nên sử dụng các giá thể như gỗ mục còn nguyên vỏ đã được khử trùng nhằm kích thích rễ lan bám vào đó. Loại gỗ được giới chơi lan yêu thích đó là gỗ thông, có thể trộn thêm với những mẩu than gỗ nhỏ, xỉ than, bã chè theo tỷ lệ 7:1:1:1 đảm bảo sự cân đối, cung cấp đầy đủ khoáng chất, vi lượng cho cây phát triển.

Nghệ nhân Nguyễn Thế Giáo chia sẻ kinh nghiệm trồng và nhân giống hoa phong lan - 5

Khi đã tiến hành nhân giống xong, hãy treo chậu lan dưới bóng râm hoặc giàn che trong môi trường có độ ẩm vừa phải, thoáng mát. Lưu ý bạn không nên tưới quá nhiều nước vào rễ lan hay để rễ bị khô vì thiếu nước, chỉ cung cấp đủ độ ẩm cho cây.

Nghệ nhân Nguyễn Thế Giáo chia sẻ kinh nghiệm trồng và nhân giống hoa phong lan - 6

“Vì những cây con rất dễ bị tổn thương (chết sót) nếu lạm dụng các loại phân hay thuốc hóa học, bạn chỉ nên sử dụng các loại phân bón hữu cơ để cung cấp chất dinh dưỡng cho chúng. Ngoài ra khi quan sát thấy ngọn cây bị teo, rụt lại thì cần tăng cường lượng ánh sáng cho cây, giúp chúng có thể quang hợp và tốt cho thời gian sinh trưởng, ra hoa sau này”, anh Giáo chia sẻ thêm.

Hầu hết những chậu lan trong vườn nhà anh Giáo đều là do một tay anh tự nhân giống và chăm sóc. Chia sẻ về những dự định trong tương lai, nghệ nhân Nguyễn Thế Giáo mong muốn có thể sưu tầm và nhân giống được nhiều loài lan khác giúp duy trì và bảo tồn loài hoa quý hiếm này.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN