Thái Lan nỗ lực dẹp nạn "bác sĩ thẩm mỹ ma quỷ"

Cơ quan chức trách Thái Lan phải vào cuộc sau khi 2 ca phẫu thuật chết người và vô số ca "dao kéo" hỏng.

Hai ca tử vong trong quá trình phẫu thuật ở Thái Lan và rất nhiều các ca phẫu thuật hỏng được đưa đã làm dấy lên hồi chuông cảnh báo về độ an toàn của ngành công nghiệp “dao kéo” đang rất phát triển tại Thái Lan.

Thái Lan nỗ lực dẹp nạn "bác sĩ thẩm mỹ ma quỷ" - 1

Hot girl Maythayar Ying chết trong ca chỉnh hình mặt

Chỉ có khoảng vài trăm bác sĩ thẩm mỹ trong số 80 phòng khám và bệnh viện thẩm mỹ được cấp phép tại Thái Lan. Điều này có nghĩa là có rất nhiều những bác sĩ thẩm mỹ “chui” không có giấy chứng nhận hành nghề nhưng vẫn hoạt động nhằm đáp ứng được nhu cầu phẫu thuật rất lớn trong nước và các nước châu Á lân cận. Những bác sĩ thẩm mỹ không có giây phép hành nghề được mô tả với cụm từ rùng rợn "bác sĩ thẩm my

Theo Numaphorn Tatpongthorn, một luật sư của tổ chức luật phi chính phủ iLaw cho biết cô từng tiếp nhận tới 15 trường hợp muốn khởi kiện vì việc phẫu thuật thẩm mỹ bị biến chứng khiến gương mặt biến dạng.

“Trong số đó có 12 cơ sở thẩm mỹ hứa hẹn sẽ bồi thường, 3 trường hợp còn lại chuẩn bị các hồ sơ để đưa vụ việc ra pháp luật” – Vị luật sư này cho biết.

Thông tin mà iLaw cung cấp rất hữu ích để khách hàng cân nhắc hơn trong chuyện lựa chọn nơi thẩm mỹ an toàn. Tuy nhiên nó cũng chỉ là “đỉnh của tảng băng trôi”. Thực tế ở Thái Lan xảy ra rất nhiều ca phẫu thuật hỏng nhưng chưa được phơi bày trước pháp luật. Điều này cũng cho thấy, thẩm mỹ ở Thái Lan tuy rẻ và an toàn nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Thái Lan nỗ lực dẹp nạn "bác sĩ thẩm mỹ ma quỷ" - 2

Một ca biến chứng mũi. Bệnh nhân không thở được sau khi sửa mũi

Samatchaya Kasornsiri là một trường hợp như thế. Năm ngoái, cô thực hiện ca phẫu thuật nâng mũi tại một cơ sở ở Bangkok với hy vọng mình trông sẽ xinh đẹp, thanh tú hơn.

“Tuy nhiên cuộc đời tôi hoàn toàn thay đổi sau sự cố nâng mũi hỏng rất tồi tệ” – Cô Samtchaya chia sẻ với The Nation.

Thay vì có được chiếc mũi đẹp thì Samatchya lại chịu biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe hậu phẫu thuật. Cô không thể thở được bằng mũi mà lại phải thở bằng miệng. Và bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật cho cô chối bỏ trách nhiệm.

Quá tuyệt vọng với kết quả này, cô Samatchaya đã định tìm tới cách quyên sinh để thoát khỏi bế tắc. Surasit Khamyan người sáng lập nên trang dodeden – một trang web có hàng tá quảng cáo phẫu thuật thẩm mỹ và hàng trăm câu chuyện về thẩm mỹ hỏng, tự tin rằng ông có thể giúp được Samatchaya vượt qua sự cố này.

Surasit Khamyan vẫn tự tin cho rằng ông có thể giới thiệu cho Samatchaya những dịch vụ tốt nhất để cô đi sửa lại chiếc mũi không chỉ thiếu thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe. Và mặc dù tỉ lệ phẫu thuật hỏng ở Thái Lan là khá cao song Surasit Khamyan vẫn khẳng định độc giả có thể tin tưởng vào dịch vụ mà họ giới thiệu.

Quảng cáo tràn lan trên mạng, tạp chí, truyền hình… là một trong những thứ giúp “thổi phồng” về công nghệ phấu thuật thẩm mỹ ở Thái Lan. Điều này rất nguy hiểm bởi chúng sẽ khiến nhiều người mặc định rằng phẫu thuật thẩm mỹ nơi đây là đơn giản và luôn an toàn.

Tổng thư ký hội Y khoa Thái Lan, Tiến sĩ Sampan Komrit vẫn cho biết các trường hợp hỏng là “rất hiếm”. Ông tin rằng phẫu thuật thẩm mỹ ở Thái Lan vẫn an toàn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Hương ([Tên nguồn])
Có nên đi thẩm mỹ viện Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN