Nhiều nước thu bộn tiền khi Trung Quốc điêu đứng vì thiếu năng lượng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Cổ phiếu của các công ty khai thác than châu Á liên tục tăng trong bối cảnh Trung Quốc phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng và sự gián đoạn nguồn cung trên diện rộng đẩy giá than lên cao.

Giá cổ phiếu của nhà sản xuất than lớn nhất Indonesia, Bumi Resources, đã tăng hơn 70% kể từ cuối tháng 8, trong khi các công ty cùng ngành là Adaro Energy và Indika Energy lần lượt tăng 50% và 74%.

Indonesia là nước xuất khẩu than nhiệt điện lớn nhất thế giới, được sử dụng trong các nhà máy điện. Năm 2020, nước này xuất khẩu gần 400 triệu tấn, chiếm 40% tổng sản lượng toàn cầu.

Nhiều nước thu bộn tiền khi Trung Quốc điêu đứng vì thiếu năng lượng - 1

Đây là câu chuyện tương tự ở Úc và Ấn Độ. Cổ phiếu của Yancoal Australia, một công ty con của Yanzhou Coal Mining của Trung Quốc, đã tăng hơn 80% kể từ cuối tháng 8, trong khi Coal India, nhà sản xuất than lớn nhất thế giới, tăng hơn 30%.

Những mức tăng này trái ngược hẳn với các điểm chuẩn toàn cầu. Chỉ số MSCI World và MSCI All Country Châu Á Thái Bình Dương đều ở mức âm so với cuối tháng 8. Điểm chuẩn ở các quốc gia riêng lẻ, bao gồm blue-chip CSI300 của Trung Quốc và Trung bình chứng khoán Nikkei của Nhật Bản, gần như không đổi.

Các nhà đầu tư ngày càng lạc quan hơn đối với lĩnh vực này trong thời điểm gần tới mùa đông, khi sản lượng điện chạy bằng than có xu hướng tăng đột biến. Giá than đã tăng hơn gấp ba lần kể từ đầu năm, với giá than nhiệt tiêu chuẩn ở châu Á đạt mức cao kỷ lục trong tháng này là 269 USD/tấn. Sự gia tăng ổn định chủ yếu được thúc đẩy bởi Trung Quốc và Ấn Độ, những nước tiêu thụ than nhiệt lớn nhất thế giới. Cả hai quốc gia đang gấp rút đảm bảo các lô hàng từ nước ngoài do nguồn cung trong nước hạn chế.

Tại Trung Quốc, chính phủ đã hạn chế hoạt động khai thác sau những vụ tai nạn chết người ở một số địa điểm trong năm nay. Bắc Kinh cũng đã thực hiện các cải cách nhằm ngăn chặn các hoạt động khai thác nhỏ hơn vốn dễ bị áp dụng các biện pháp an toàn lỏng lẻo hơn.

Tại Ấn Độ, lượng mưa lớn trong mùa gió mùa từ tháng 6 đến tháng 9 đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất và vận chuyển than bằng đường sắt, đẩy các kho dự trữ xuống mức thấp nguy hiểm.

Ngoài các nước tiêu thụ than khổng lồ của châu Á, các nước châu Âu cũng đang chuyển sang sử dụng than để sản xuất điện trong bối cảnh giá khí đốt tăng mạnh.

“Than có xu hướng tương đối rẻ, dù đã có sự phục hồi trong năm nay, giá của nó vẫn chỉ bằng một phần ba so với khí tự nhiên lỏng”, theo Hiroshi Hashimoto, một chuyên gia về Khi hóa lỏng và là nhà phân tích cấp cao tại Viện Kinh tế Năng lượng, Nhật Bản.

Nhà xuất khẩu than lớn thứ ba thế giới là Nga đang tăng lượng than bán cho Trung Quốc và châu Âu. Theo Bộ Năng lượng Nga, xuất khẩu than từ tháng 1 đến tháng 8-2021 đã đạt 142 triệu tấn, tăng 11% so với tổng lượng xuất khẩu năm 2019. Nga đã trở thành nước “cứu cánh” của Trung Quốc khi Bắc Kinh dừng nhập khẩu than từ Úc mặc cho sự phản đối của Canberra.

Giá than và nhu cầu năng lượng gia tăng có thể đe dọa các tiến bộ đã đạt được với các mục tiêu môi trường. Nhà phân tích Justian Rama thuộc hãng Citigroup Securities ở Indonesia dự báo rằng giá tăng sẽ duy trì mức giá cao trên 200 đô la mỗi tấn, trong ít nhất những tháng cuối năm nay. “Giá than cao hiện nay có thể buộc Trung Quốc nới lỏng các quy định môi trường để cải thiện nguồn cung và gỡ bỏ lệnh cấm nhập than từ Úc”, Rama nói.

Trong bối cảnh thiếu hụt năng lượng diện rộng, Trung Quốc đã nới lỏng các lệnh cấm khai thác mỏ và đưa các mỏ đã đóng cửa sản xuất trở lại.

Nguồn: [Link nguồn]

Thành phố giàu bậc nhất khu vực giờ chìm trong bóng đêm vì cạn kiệt tiền tiêu

Lebanon đã bị mất điện toàn bộ vào cuối tuần qua, khiến dân số 6 triệu người của nước này không có điện tập trung...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo Nikkei) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN