GrabFood “bành trướng” 15 tỉnh thành: Đâu là bàn đạp để Grab tự tin?

8 tháng chính thức bước chân vào cuộc đua giao nhận thức ăn trực tuyến, dấu ấn mà GrabFood để lại không đơn thuần chỉ là ứng dụng có tốc độ giao hàng nhanh nhất, mà còn là dịch vụ giao nhận thức ăn phát triển nhanh nhất tại thị trường Việt Nam. Vậy yếu tố nào là đòn bẩy cho sự vươn mình thần tốc này?

Kẻ đến sau có bao giờ về trước?

So với nhiều thương hiệu khác, GrabFood chính thức triển khai từ tháng 6/2018 và được xem là một “tân binh” khi những cái tên khác hầu hết đã được người dùng nhớ mặt thuộc tên. Tưởng chừng nhập cuộc sau sẽ là một bất lợi lớn cho GrabFood nhưng ông lớn này lại hoàn toàn đảo ngược tình thế khi vừa công bố mở rộng thị trường lên đến con số 15 tỉnh thành, trở thành dịch vụ giao nhận thức ăn phát triển nhanh nhất Việt Nam.

Thành tích mới nhất mà GrabFood đạt được có lẽ là niềm mơ ước của không ít tên tuổi trên thị trường. Bởi lẽ điều này đòi hỏi các tay chơi phải có một lực lượng đối tác tài xế đông đảo và phân bố rộng khắp các tỉnh thành - yếu tố cần rất nhiều thời gian, công sức cũng như nguồn lực tài chính và không phải thương hiệu nào cũng có thể gầy dựng được trong ngày một ngày hai.

GrabFood “bành trướng” 15 tỉnh thành: Đâu là bàn đạp để Grab tự tin? - 1

Lực lượng đối tác tài xế GrabBike đông đảo và rộng khắp chính là bàn đạp giúp GrabFood vươn lên dẫn đầu

Với số lượng đối tác tài xế lên đến 175.000 và vẫn đang tiếp tục tăng lên, GrabFood như đã có được thứ “vũ khí” lợi hại nhất trong tay với nước đi mở rộng mạng lưới dịch vụ đến 12 thị trường mới. Hơn nữa, với cơ chế shipper đến mua món trực tiếp, rõ ràng với số lượng đối tác tài xế đông đảo, GrabFood có thể nhận đơn và giao món hầu như ngay lập tức trong vòng khoảng 20 phút. Đây cũng được xem là tốc độ nhanh hàng đầu trong số những dịch vụ giao nhận thức ăn tại Việt Nam theo khảo sát mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường Gcomm.

Ngoài ra, kể từ khi chính thức ra mắt tại Việt Nam vào tháng 6/2018, GrabFood đã đạt được sự tăng trưởng vượt bậc với lượng đơn hàng tăng gấp 25 lần, số lượng đối tác kinh doanh tăng gấp 10 lần trong hơn 9 tháng vừa qua. Tất cả những con số này có thể nói lên rằng, GrabFood tuy là cái tên gia nhập thị trường khá muộn nhưng đã chứng minh mình là một đối thủ đáng gờm trong cuộc chiến tranh giành miếng bánh thị phần.

Chất lượng là yếu tố cốt lõi

Mặc dù liên tục “bành trướng” để khẳng định vị thế trên thị trường giao thức ăn trực tuyến đầy khốc liệt, nhưng chất lượng vẫn được xem là yếu tố cốt lõi với GrabFood. Nghiên cứu thị trường độc lập của Gcomm gần đây cho thấy 98% người dùng hài lòng khi đặt món trên GrabFood. Con số thể hiện nỗ lực của GrabFood đã và đang được khách hàng đón nhận.

Cũng theo khảo sát này, 96% người tiêu dùng đồng ý tốc độ là yếu tố quan trọng nhất, điều mà GrabFood có thể được xem là làm tốt nhất trong số tất cả các đối thủ khác. Bên cạnh đó, 54% người tham gia khảo sát của Kantar TNS đã chọn GrabFood là thương hiệu được sử dụng thường xuyên nhất của họ so với các công ty giao nhận món ăn khác tại TP.HCM.

GrabFood “bành trướng” 15 tỉnh thành: Đâu là bàn đạp để Grab tự tin? - 2

Chất lượng dịch vụ luôn là yếu tố cốt lõi của GrabFood

Ngoài tập trung vào tốc độ giao hàng cùng mạng lưới triển khai rộng khắp, hệ thống đối tác nhà hàng quán ăn cũng được GrabFood chú trọng và đa dạng hoá nhằm mang đến cho người dùng trải nghiệm đặt món trực tuyến với đầy đủ các món ăn yêu thích. Đặc biệt, một số đối tác như GongCha, Meet Fresh đã tin tưởng và đồng sáng tạo nên những thức uống độc quyền chỉ có trên nền tảng GrabFood, giúp cho trải nghiệm ẩm thực của người dùng trở nên phong phú và hấp dẫn hơn.

Ngoài ra, sự tăng trưởng nhanh chóng của GrabFood còn phù hợp với mục tiêu trở thành siêu ứng dụng đáp ứng mọi nhu cầu thiết yếu của Grab. Người dùng có thể đặt GrabCar/GrabBike đi làm, gửi hàng bằng GrabExpress, đặt đồ ăn qua GrabFood và tất cả thanh toán bằng GrabPay by Moca; đi kèm là GrabRewards giúp níu chân khách hàng trung thành. Gần như tất cả nhu cầu trong đời sống hằng ngày đều gói gọn ở Grab, mang đến trải nghiệm liền mạch cho khách hàng.

Tóm lại, có thể nói sự tham gia của GrabFood vào cuộc chiến giao nhận thức ăn đã góp phần làm cho cuộc đua này trở nên gay cấn hơn bao giờ hết. Thông qua đó, chất lượng dịch vụ cũng được nâng cao đáng kể nhờ vào áp lực cạnh tranh đang ngày một tăng dần theo cấp số nhân. Và với lực lượng đối tác tài xế đông đảo cũng như sự hậu thuẫn vững chắc từ công ty mẹ Grab, liệu rằng GrabFood sẽ còn làm nên điều gì "đáng gờm" hơn nữa với thị trường đặt món trực tuyến Việt Nam trong tương lai?

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN