Đồng tiền của Trung Quốc đang từng bước "soán ngôi" của đồng Đô la Mỹ?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Đồng NDT hoạt động mạnh mẽ trong thời gian gần đây khiến cho quá trình quốc tế hóa đồng NDT diễn ra nhanh hơn và thách thức về địa vị của đồng USD. Liệu đồng NDT có thể soán ngôi vị của đồng USD hay không? Tương lai sẽ còn nhiều biến số cần phải giải đáp.

Theo thống kê mới nhất của Ngân hàng Thế giới (SWIFT), tỷ trọng thanh toán của đồng NDT trên toàn cầu đã tăng lên 2,19% vào tháng 9, đứng thứ 5 trên thế giới, tăng 0,22% so với mức 1,97% cùng kỳ năm ngoái. Vào cuối tháng 9, IMF công bố dữ liệu "Cơ cấu tiền tệ của dự trữ ngoại hối chính thức (COFER)" cũng cho thấy trong Quý 2/2021, tỷ trọng thanh toán của đồng NDT trong dự trữ ngoại hối toàn cầu đã tăng từ 2,45% trong quý 1 lên 2,61%, lập mức cao kỷ lục.

Mỹ “điên cuồng” in tiền khiến các nước hoài nghi

Đồng USD tràn ngập khiến cho các nước lo lắng, tác động tiêu cực của chính sách tiền tệ Mỹ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định kinh tế của các nước thị trường mới nổi và đây cũng là vấn đề mấu chốt. Trong hơn một năm qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã in hơn 4 nghìn tỷ USD tiền giấy để đối phó với dịch bệnh Covid-19. Con số này bằng 1/5 nguồn cung cấp đồng USD. Việc in tiền “điên cuồng” không chỉ trở thành chất xúc tác gây ra lạm phát toàn cầu, mà còn làm giảm lòng tin của người dân đối với đồng USD, thậm chí làm lung lay vị trí thống trị của đồng USD.

Các nhà kinh tế Trung Quốc và nước ngoài đều đồng ý rằng không có đồng tiền nào có thể đe dọa vị thế của đồng USD trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, hệ thống tiền tệ quốc tế sẽ không phải lúc nào cũng bị đồng USD chi phối. Trong tương lai, các loại tiền tệ bao gồm tiền mã hoá mới nổi, đồng Euro và đồng NDT,… sẽ gây ảnh hưởng và phá vỡ vị trí thống trị của đồng USD, nhưng điều này cần một thời gian khá dài.

Dưới tiền đề của những nghi ngờ về địa vị dài hạn của đồng USD, một số chuyên gia tin rằng nếu đồng NDT muốn thách thức USD ở giai đoạn này, có thể bắt đầu từ điểm yếu là sự thanh khoản dư thừa của đồng USD. Điều này là do, trên cơ sở lấy vàng làm phương tiện tiêu chuẩn để phát hành tiền tệ, có thể đảm bảo rằng số lượng NDT được in ra không vượt quá số lượng đã phát hành, lấy được lòng tin của cộng đồng quốc tế và tăng cường mức độ sẵn sàng giao dịch và sử dụng đồng NDT.

Một mặt, mặc dù chế độ bản vị vàng có thể ngăn chặn việc phát hành tiền tệ quá mức và kiềm chế lạm phát, nhưng do việc phát hành tiền tệ cần phải gắn chặt với vàng, nên ngân hàng trung ương phải có đủ vàng để dự trữ, nếu không, hiệu quả của chính sách tiền tệ sẽ giảm đi đáng kể. Theo số liệu thống kê lượng vàng dự trữ của Trung Quốc tính đến cuối tháng 9 là 1948,3 tấn, đứng thứ 6 trên thế giới, không chỉ thấp hơn các nước như Đức, Pháp, Ý,…, mà còn kém xa so với vị trí số 1 trên thế giới là Mỹ, với 8.133 tấn, gấp hơn 4 lần. Điều này cho thấy việc áp dụng chế độ bản vị vàng không những kìm hãm chính sách tiền tệ của Trung Quốc mà còn sẽ bị nước Mỹ dẫn dắt, đây chắc chắn không phải là điều mà Trung Quốc muốn thấy.

Đồng USD đang dần thất thế?

Đồng USD đang dần thất thế?

Trung Quốc tiên phong trong kỹ thuật số đồng NDT

Đối với Trung Quốc, quốc gia có nền kinh tế vẫn đang tăng trưởng cao, những hạn chế cố hữu của bản vị vàng sẽ càng khó giải quyết hơn. Chưa kể Trung Quốc hiện đang tiến hành một loạt cải cách kinh tế, đòi hỏi các chính sách tiền tệ và tài khoá phải ngày càng linh hoạt hơn để hỗ trợ, vì vậy để đồng NDT liên kết với vàng chẳng khác gì “mua dây buộc mình”.

Hệ thống tiền tệ quốc tế do đồng USD chi phối trong một thời gian dài đang bị các bên hoài nghi và thách thức do vấn đề dư thừa thanh khoản. Thoạt nhìn, bản vị vàng tưởng như có thể giải quyết được điểm yếu này, nhưng phương thức vận hành lạc hậu không chỉ là một khuyết điểm cơ bản, mà còn không phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế hiện đại.

Đồng NDT nên đi theo một con đường khác để thách thức đồng USD và đồng NDT kỹ thuật số là con đường triển vọng nhất. Đồng NDT kỹ thuật số có thể thoát khỏi khuôn khổ do đồng USD chi phối ở hiện tại và cơ cấu lại hệ thống tiền tệ quốc tế mới. Quan trọng hơn, số hóa hệ thống tiền tệ toàn cầu đã trở thành xu hướng không thể đảo ngược đang được nhiề nước đầu tư tích cực, trong xu hướng này, Trung Quốc rõ ràng có lợi thế dẫn đầu so với Mỹ.

Đồng tiền kỹ thuật số của hầu hết các quốc gia vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, nhưng Trung Quốc đã đi đầu trong việc thử nghiệm và đạt được những tiến triển đột phá ở nhiều góc độ từ người tiêu dùng đến doanh nghiệp. Theo thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, 140 triệu ví điện tử cá nhân và 10 triệu ví điện tử doanh nghiệp đã được mở, với khối lượng giao dịch hơn 62 tỷ Nhân dân tệ. Đồng NDT kỹ thuật số đã sẵn sàng để tiên phong thế hệ tiền tệ tiếp theo và là vũ khí sắc bén để thách thức đồng USD.

Mặc dù đồng kỹ thuật số đã nắm bắt được cơ hội, nhưng hầu hết các ứng dụng vẫn chủ yếu là trong nước. Vì vậy cần phải mở rộng ra nước ngoài để thu hút thêm nhiều nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp quốc tế tham gia. Xét cho cùng, một đồng tiền kỹ thuật số chỉ có người dùng trong nước, không có người sử dụng nước ngoài thì không thể quốc tế hóa, nói chi đến việc thách thức vị thế của đồng USD. Đây là một vấn đề quan trọng mà Trung Quốc cân nhắc trong tương lai.

Nguồn: [Link nguồn]

Bùng nổ dòng tiền vào sân chơi nóng: Những ai đang đầu tư kênh này?

Chỉ trong 10 tháng đã có hơn 1 triệu tài khoản chứng khoán được mở mới từ nhà đầu tư cá nhân trong nước.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Tiến Trần (Theo Chinatimes) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN