Đi tìm tiền xu Việt và nghịch lí đội giá đến hàng chục lần

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Dù Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn chưa cấm lưu hành đối với loại hình tiền xu nhưng để có thể có được tiền xu, nhiều người dân đã phải chấp nhận mua lại với mức giá gấp đến hàng chục lần.

Trong vai người đi đổi tiền xu, PV Báo Gia đình và Xã hội đã đến hàng loạt ngân hàng và địa điểm đổi tiền tại Hà Nội. Tuy nhiên, tất cả đều không thực hiện dịch vụ. 

Nhiều chủ cửa hàng tại con phố Hà Trung (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chuyên trao đổi, kinh doanh dịch vụ đổi tiền cho biết, đã đến hàng chục năm nay chưa từng thực hiện đổi tiền xu.

Tuy nhiên, khi gõ cụm từ "Mua tiền xu Việt Nam" lên thanh tìm kiếm của Google, chỉ chưa đến 1 giây, kết quả đã cho ra hàng chục trang mua bán, trao đổi tiền xu công khai. Điều nghịch lí là với các loại tiền xu có giá trị thực càng thấp lại được rao bán với giá càng cao.

Theo đó, bộ xu Việt Nam 2003 được rao bán thành bộ, bán lẻ và cọc tiền.

Tiền xu mệnh giá 200 đồng được rao bán với giá 12.000 đồng (gấp 60 lần so với mệnh giá - PV).

Tiền xu mệnh giá 200 đồng được rao bán với giá 12.000 đồng (gấp 60 lần so với mệnh giá - PV).

Cụ thể, để có thể sở hữu một đồng xu mệnh giá 200 đồng người mua sẽ phải bỏ ra 12.000 đồng, gấp 60 lần giá trị thực. Để có một đồng xu 5.000 đồng người mua sẽ phải trả 30.000 đồng, gấp 6 lần giá trị thực.

Với hình thức mua theo bộ (1 đồng xu 200 đồng, 1 đồng xu 500 đồng, 1 đồng xu 2.000 đồng, 1 đồng xu 5.000 đồng), tổng giá trị 7.700 đồng, người mua sẽ phải bỏ ra 60.000 đồng, gấp đến gần 10 lần giá trị thực.

Với hình thức mua theo cọc tiền với giá trị thực 200.000 đồng/cọc người mua sẽ phải trả mức phí từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.

Shop Vua Tiền tệ tại ngõ 203 /37 Kim Ngưu, Hai Bà Trưng rao công khai giá đổi 1 cọc tiền xu là 80.000 đồng.

Shop Vua Tiền tệ tại ngõ 203 /37 Kim Ngưu, Hai Bà Trưng rao công khai giá đổi 1 cọc tiền xu là 80.000 đồng.

Nhiều trang thương mại điện tử công khai bán tiền xu như  Shopee, Lazada, Tiki,… với giá trị gấp đến hàng trăm lần. Cụ thể, trên sàn thương mại điện tử Shopee, một đồng tiền xu giá 200 đồng được bán đến 200.000 đồng, gấp 1.000 lần giá trị thực.

Tại cổng thông tin chính thức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tại mục B, danh mục tiền đang lưu hành, các loại tiền xu 2003 vẫn được niêm yết sử dụng.

Để có thể có được tiền xu, nhiều người dân đã phải chấp nhận mua lại với mức giá gấp đến hàng chục lần.

Để có thể có được tiền xu, nhiều người dân đã phải chấp nhận mua lại với mức giá gấp đến hàng chục lần.

Để có được một đồng tiền xu cũ có mệnh giá 5.000 đồng, PV phải bỏ ra tối thiếu 20.000 đồng để mua.

Để có được một đồng tiền xu cũ có mệnh giá 5.000 đồng, PV phải bỏ ra tối thiếu 20.000 đồng để mua.

Cụ thể, lưu hành hợp lệ với các loại đồng tiền kim loại giá trị 200 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng, 2.000 đồng và 5.000 đồng.

Đây không phải là lần đầu tiên câu chuyện liên quan đến sự lưu hành của tiền xu được đưa ra tranh cãi. Bởi từ tháng 4/2020, tiền xu đã được dừng phát hành. Tiền xu tuy được lưu hành nhưng lại không mang giá trị thực là nỗi băn khoăn lớn của nhiều người dân.

Trao đổi với PV, Luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng văn phòng Luật Chánh pháp (Đoàn LS TP Hà Nội) cho biết, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi đổi tiền chẵn lấy tiền lẻ để ăn chênh lệch, hành vi này ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ, thói quen tiêu dùng và có thể dẫn đến lạm phát nếu như không có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước trong việc in ấn, sử dụng tiền lẻ.

Ngày 21/12/2020, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 44/CT-TTg trong đó yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kịp thời xử lý các hoạt động mua, bán ngoại tệ và dịch vụ đổi tiền lẻ mệnh giá nhỏ không đúng quy định pháp luật.

Bởi vậy bất cứ tổ chức, cá nhân nào thực hiện dịch vụ đổi tiền lẻ không đúng quy định pháp luật sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 88/2019/NĐ-CP.

Theo đó, tại điểm a, Khoản 5, Điều 30 của Nghị định trên, quy định như sau: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật.

Theo luật sư Cường, đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Điểm b Khoản 3 Điều 3 Nghị định 88).

Nguồn: [Link nguồn]

Tại sao tiền xu không lưu thông tại Việt Nam nữa?

Xưa kia, tiền xu dù có lỗ thủng cũng không hề bị mất giá trị trong lưu thông.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Bảo Loan - Huy Hoàng ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN