Chàng trai 8x "mang len đổi đô", mua được nhà riêng tại Sài Gòn từ năm 30 tuổi

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Nhìn những chậu hoa đào, hoa mai và những bông cúc vạn thọ rực rỡ giống hệt hoa thật, ít ai nghĩ rằng đó lại là sản phẩm móc từ len sợi của một chàng trai 8x mang tên Đỗ Hoàng Quang.

Cũng nhờ bàn tay tài hoa này, những sản phẩm từ len sợi của anh đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới từ chục năm về trước, tạo nguồn thu nhập ổn định và truyền nghề cho hàng chục ngàn người yêu đan móc trong và ngoài nước.

Sinh ra và lớn lên tại Bến Tre rồi lên TP. HCM học ĐH, với tính cách thích tự do, sáng tạo, anh Đỗ Hoàng Quang đã lựa chọn chuyên ngành Kỹ thuật Nữ công để theo học bởi với ngành này, anh có thể tự do sáng tạo trong các tiết học và môn học của mình, từ cắt tỉa rau củ quả đến nấu ăn, làm bánh, cắm hoa …

Chậu hoa mai được anh Quang tạo ra bằng len sợi.

Chậu hoa mai được anh Quang tạo ra bằng len sợi.

“Môn học thì rất nhiều nhưng riêng về đan móc len sợi thì trường tôi khi ấy lại không đào tạo. Cơ duyên đến với tôi trong một dịp đi du lịch Đà Lạt và gặp một bà cụ ngồi móc và bán những sản phẩm len sợi bên đường”, anh Quang kể.

Chỉ với cây kim và những sợi len hết sức bình thường nhưng bàn tay nhanh thoăn thoắt của bà cụ như đang làm “ảo thuật”, tạo ra những con thú nhồi bông với họa tiết cực kỳ tinh xảo đã khiến anh Quang như bị “thôi miên”.

Về đến TP.HCM, anh đi tìm bằng được nguyên vật liệu rồi ngồi lì ở trong phòng nhiều ngày để học đan móc qua những cuốn sách anh mua ngoài hiệu sách. Vừa học vừa sáng tạo, chỉ ít lâu sau, anh đã làm ra được những chiếc túi xách, ví, móc chìa khóa và những con vật bằng len ngộ nghĩnh.

Anh Quang đang miệt mài tạo ra những bông cúc bằng len sợi nhìn y như thật.

Anh Quang đang miệt mài tạo ra những bông cúc bằng len sợi nhìn y như thật.

Những sản phẩm đầu tay do anh làm ra được bạn bè và thầy cô nhiệt tình đón nhận đã tạo cho anh thêm động lực để tiếp tục sáng tạo và làm những sản phẩm đa dạng hơn, từ miếng rửa bát, găng tay, túi xách, thảm lau chân, thậm chí cả váy, áo và giỏ hoa bằng len sợi giống y như thật.

Làm ra được sản phẩm, anh Quang bắt đầu mang đi chào bán ở các cửa hàng thời trang và siêu thị, nhà sách, đồng thời dùng mạng xã hội để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm của mình và được cộng đồng cực kỳ quan tâm, ủng hộ.

Hoa đào móc bằng len.

Hoa đào móc bằng len.

Sau khi ra trường, anh về làm giảng viên dạy cắm hoa, tỉa rau củ quả, móc len sợi và may sản phẩm bằng da tại Nhà văn hóa Phụ nữ TP. HCM. Năm 2011, sau những cống hiến và xét duyệt khắt khe, anh được kết nạp vào Hiệp hội cắm hoa thế giới.

Tháng 9/2013, anh cùng năm thành viên của đoàn Việt Nam sang dự hội nghị của Hiệp hội cắm hoa thế giới tổ chức ở Hokkaido - Nhật Bản. Với thiết kế thể hiện vẻ đẹp quốc gia, anh trình diễn với bộ áo dài đính hoa đặc trưng trên nền bằng sợi xơ dừa qua kỹ thuật móc len. Tác phẩm của anh được đông đảo bạn bè quốc tế đón nhận.

Chàng trai 8x "mang len đổi đô", mua được nhà riêng tại Sài Gòn từ năm 30 tuổi - 4

Hoa cúc.

Hoa cúc.

Từ những đơn hàng nhỏ, dần dần anh Quang nhận được những đơn hàng lớn hơn. Làm không xuể, anh phải thuê thêm các chị, các cô xung quanh nhà trọ và hướng dẫn họ làm để có hàng kịp giao cho khách. Không những thế, anh Quang đã nhận được những đơn đặt hàng của nước ngoài như Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản…

“Mang len đổi đô”, biến những sợi len sợi bình thường trở thành những sản phẩm độc đáo, xuất khẩu ra nước ngoài với những đơn hàng lớn đã cho anh thu nhập ổn định và sở hữu nhà riêng tại TP. HCM từ khi 30 tuổi. Đây cũng là thành quả đầu tiên, chứng minh cho con đường với những bước đi đúng đắn của anh đối với niềm đam mê đan móc.

Mỗi giỏ hoa hay chậu hoa bonsai được anh Quang tự tay móc bằng len sợi có giá từ 900.000 đồng đến 15 triệu đồng.

Mỗi giỏ hoa hay chậu hoa bonsai được anh Quang tự tay móc bằng len sợi có giá từ 900.000 đồng đến 15 triệu đồng.

Bằng sự khéo léo và tài hoa, anh Quang đã biến những sợi len sợi bình thường trở thành những sản phẩm độc đáo.

Bằng sự khéo léo và tài hoa, anh Quang đã biến những sợi len sợi bình thường trở thành những sản phẩm độc đáo.

Vì công việc quá bận rộn, năm 2015, anh quyết định ngưng dạy tại Nhà văn hóa Phụ nữ TP.HCM, về mở trung tâm dạy nghề của riêng mình và phát triển mảng du học. Đồng thời, anh cũng dành nhiều thời gian để truyền nghề cho các bạn trẻ yêu thích nghề đan móc bằng cách dạy online, bán bài dạy qua mạng và phát triển kênh Youtube chuyên về móc len của mình.

“Tôi rất mong muốn lan tỏa được đam mê đan móc đến các bạn có cùng sở thích, giúp mọi người sáng tạo ra những mũi móc lạ, họa tiết cầu kỳ để thỏa đam mê sáng tạo và tạo ra thu nhập từ chính đam mê đó”, anh Quang nhấn mạnh.

Ngoài ra, mỗi năm vào dịp tết đến, anh cũng cung cấp hàng trăm set vật liệu đan móc mai đào cho những người đam mê móc len và nhận đơn đặt hàng làm bình hoa, giỏ hoa hay lên bonsai để trang trí nhà, làm quà tặng cho người thân, bạn bè vào dịp Tết với giá dao động từ 900.000 đồng đến 15 triệu đồng/sản phẩm.

Nguồn: [Link nguồn]

Về quê khởi nghiệp, 8X Hà Tĩnh còn giúp hàng chục hộ dân có thu nhập cao

Với số vốn 150 triệu đồng khi bắt đầu khởi nghiệp, anh Trần Xuân Loát và chị Trần Huyền Ân không chỉ tạo ra thu nhập...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN