Người dân, doanh nghiệp Hà Nội hào hứng với dịch vụ công trực tuyến

Bà Phạm Thị Ngoan, người dân phường Dịch Vọng Hậu cho biết, bản thân nhận thấy việc xin thủ tục hành chính bây giờ nhanh hơn mấy năm trước. Mọi người đến phường xin đều bình đẳng, lấy số thứ tự rồi chờ đến lượt mình. Cán bộ phường cũng tận tình giúp đỡ, giải đáp nhiều thắc mắc của người dân. 

Người dân, doanh nghiệp Hà Nội hào hứng với dịch vụ công trực tuyến - 1

Bà Phạm Thị Ngoan xin thủ tục hành chính tại phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

Bà Ngoan biết việc thành phố đang áp dụng công nghệ thông tin một cửa trong hỗ trợ cải cách hành chính. Bà mong, việc áp dụng công nghệ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, đặc biệt với những người cao tuổi, khó khăn trong việc đi lại.

Người dân, doanh nghiệp Hà Nội hào hứng với dịch vụ công trực tuyến - 2

Cán bộ Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP Hà Nội hướng dẫn người lao động giao dịch tại Bộ phận “Một cửa”.
Ảnh: T.Vân

Tại Hà Nội hiện nay, 100% hồ sơ đăng ký kinh doanh đã được nộp qua mạng, thời gian xử lý các thủ tục hành chính liên quan chỉ trong 3 ngày.

Một chủ doanh nghiệp mới khởi nghiệp tại Hà Nội cho biết Hà Nội đã hỗ trợ phí hỗ trợ chi phí thủ tục thành lập doanh nghiệp mới. Số tiền hỗ trợ mỗi doanh nghiệp không lớn nhưng tạo niềm tin cho các doanh nghiệp, nhất là đối với các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Người dân, doanh nghiệp Hà Nội hào hứng với dịch vụ công trực tuyến - 3

Người dân kiểm tra tiến độ xử lý thủ tục hành chính tại bộ phận 1 cửa UBND quận Hoàn Kiếm

Người dân, doanh nghiệp Hà Nội hào hứng với dịch vụ công trực tuyến - 4

Công an TP Hà Nội xuống cơ sở phục vụ nhân dân các thủ tục hành chính

Người dân, doanh nghiệp Hà Nội hào hứng với dịch vụ công trực tuyến - 5

Người dân xếp hàng làm thủ tục hành chính

Mặc dù đã 76 tuổi nhưng bà Đỗ Thị Thọ, vẫn nhanh nhẹn đến máy lấy số thứ tự một cách thuần thục tại UBND phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội. Trước đây đến bà cũng bỡ ngỡ nhưng được cán bộ phường hướng dẫn làm quen với thiết bị. Bà đánh giá cán bộ, công chức thực hiện giải quyết thủ tục hành chính có năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm cao.  

Người dân, doanh nghiệp Hà Nội hào hứng với dịch vụ công trực tuyến - 6

Bà Thọ thành thạo sử dụng các thiết bị công nghệ

Tương tự, ông Trần Mạnh Hùng (73 tuổi) ở Cầu Giấy cũng nhanh nhẹn sử dụng máy tính thành thạo không kém. Trước đây đến ông cũng bỡ ngỡ nhưng được cán bộ phường hướng dẫn làm quen với thiết bị.  

Trong bối cảnh thế giới đang chuyển sang cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4, Hà Nội đang thực hiện cùng lúc nhiều chương trình công nghệ thông tin trên toàn địa bàn.

Trong đó, tập trung vào xây dựng mối liên hệ giữa các cơ quan ban ngành, ứng dụng số hoá giúp tiết kiệm thời gian, chí phi, nâng cao hiệu quả làm việc với nhân dân, doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu đưa dịch vụ số đến với mọi người, ở bất kỳ đâu. 

Còn giới trẻ cũng khen bộ phận 1 cửa của Hà Nội tương đối tốt, ít tỉnh thành nào có được, cán bộ phường của Hà Nội cũng tận tình giúp đỡ, giải đáp nhiều thắc mắc của người dân.

Mới đây, TP. Hà Nội tiếp tục đứng vị trí “á quân” trong bảng xếp hạng cải cách hành chính năm 2018 với kết quả 83,98%.

Người dân, doanh nghiệp Hà Nội hào hứng với dịch vụ công trực tuyến - 7

Người dân, doanh nghiệp Hà Nội hào hứng với dịch vụ công trực tuyến - 8

Xác định rõ, CCHC cần dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, Thành phố đã và đang đẩy mạnh ứng dụng CNTT trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, tạo chuyển biến trong công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các nội dung CCHC của Thành phố. Đặc biệt cải cách TTHC trong các lĩnh vực phục vụ doanh nghiệp và đời sống dân sinh (y tế, giáo dục, giao thông, cấp giấy chứng nhận quyền sử đụng đất; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế …)

Đến nay toàn thành phố đã có 1.031 dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), đạt 55% thủ tục hành chính của Thành phố được triển khai cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4. Thành phố phấn đấu đưa vào hoạt động 100% dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ 3, 4 trong năm 2019.

Thành phố cũng triển khai dịch vụ đỗ xe thông minh qua phần mềm trực tuyến Iparking tại tất cả các quận nội thành của Thành phố; thực hiện Thí điểm biên lai điện tử tại một số cơ quan thu phí đối với dịch vụ hành chính công; thí điểm, đầu tư mở rộng lắp camera giám sát theo dõi xử lý vứt rác thải, đỗ xe, bán hàng không đúng quy định tại một số tuyến đường liên phường, khu dân cư, tổ dân phố ở quận Long Biên, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm…; thí điểm vận hành chuỗi “Cửa hàng tự động”; vận hành mạng lưới “Máy bán hàng tự động” tại các địa điểm công cộng trên địa bàn thành phố….

Theo các chuyên gia công nghệ thông tin, việc Hà Nội dựa trên nền tảng CNTT để vận hành hệ thống là xu hướng tất yếu, khi đó dữ liệu dân cư, dữ liệu đất đai đến các chỉ số môi trường đều được cập nhật thường xuyên, chính xác. Với việc chú trọng xây dựng BigData, Hà Nội sẽ tiếp tục mang nhiều tiện ích hơn nữa cho người dân như việc TP chuẩn bị lắp đặt các ki ốt điện tử giúp người dân thực hiện các thủ tục hành chính ở các chung cư đông dân, rất đáng để các tỉnh thành khác học tập.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hương Ngọc ([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN