Một số biện phát nhằm phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam

Theo đánh giá của Cục Quản lý cạnh tranh, mặc dù thương mại điện tử (TMĐT) có tiềm năng lớn nhưng vẫn còn nhiều rào cản khiến TMĐT chưa thể phát triển bền vững, đó là lòng tin của người tiêu dùng vào chất lượng hàng hóa, dịch vụ; tính bảo mật khi thanh toán trực tuyến và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

TMĐT là gì?

Các khái niệm về TMĐT đều giống nhau ở bản chất của hoạt động TMĐT - Đó là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh thông qua mạng internet bằng các thiết bị điện tử. Các hoạt động này bao gồm: giao dịch, mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo và giao hàng… 

Ở khía cạnh khác, giao dịch thương mại điện tử là việc mua hoặc bán hàng/dịch vụ giữa danh nghiệp, người tiêu dùng, chính phủ và các tổ chức nhà nước hoặc tư nhân thông qua các mạng kết nối qua trung gian máy tính. Trong bài viết này, sẽ đề cập đến mô hình TMĐT thông dụng nhất là mô hình TMĐT doanh nghiệp đến người tiêu dùng (B2C)

Hiện trạng TMĐT

Hiện nay, thế giới đang phát triển mạnh mô hình TMĐT, nhất là mô hình doanh nghiệp đến người tiêu dùng (B2C) sẽ phát triển mạnh với mức tăng trưởng 20%/năm, đạt khoảng 3.400 tỷ USD, trong đó thương mại điện tử xuyên biên giới chiếm 30% (đạt khoảng 1.000 tỷ USD).

Tại Việt Nam, đến năm 2020, dự kiến có khoảng 30% dân số tham gia mua sắm online, đạt 350 USD/người. Theo đó, thương mại điện tử trên nền tảng di động và thương mại điện tử định vị sẽ tiếp tục là xu thế chủ đạo trên thế giới, chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ toàn cầu. 

Một số biện phát nhằm phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam - 1

TMĐT đang ngày càng phát triển tại Việt Nam

Một số biện pháp phát triển TMĐT ở nước ta

- Tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Thời gian qua, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để buộc các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong thương mại điện tử không được thực hiện một số hành vi có thể xâm hại tới quyền và lợi ích của người tiêu dùng. Có thể kể đến những đạo luật, quy định như Luật bảo vệ người tiêu dùng; Luật giao dịch điện tử; Nghị định 99/2011/NĐ-CP; Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Thương mại; Luật Doanh nghiệp…

-  Nâng cao tính bảo mật trong thanh toán trực tuyến

Hiện nay, thanh toán khi nhận hàng (COD) chiếm 75% giao dịch mua hàng trực tuyến. Hạn chế này cản trở phát triển TMĐT và xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt.

Có 4 lý do chính: Người mua hàng không tin vào chất lượng hàng hóa nên chỉ trả tiền khi nhận hàng, sau khi đã kiểm tra hàng; Tính bảo mật khi thanh toán trực tuyến chưa cao; Người tiêu dùng trung niên chưa am hiểu về thanh toán trực tuyến; Thói quen dùng tiền mặt ăn sâu trong sinh hoạt của người dân.

Giải pháp là tăng cường tính bảo mật của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính. Hỗ trợ triển khai rộng rãi các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt như thanh toán bằng mã QR, ví điện tử bên cạnh thẻ ngân hàng. Đồng thời, tuyên truyền, phổ cập cho người dân hiểu và có thể sử dụng thành thạo những phương thức thanh toán điện tử này.

- Nâng cao sự hiểu biết của người tiêu dùng về TMĐT

Cần nâng cao sự hiểu biết của người tiêu dùng về TMĐT. Người mua hàng trực tuyến cũng cần tự bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách chọn người bán uy tín để mua, đồng thời tẩy chay người bán hàng lừa đảo. Mạnh dạn tố cáo với cơ quan chức năng và hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đưa thông tin lên mạng xã hội về các đối tượng làm ăn gian dối… Hiện, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng các chương trình đánh giá mức độ uy tín của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn doanh nghiệp tin cậy để giao dịch.

- Quản lý chặt chẽ các sàn TMĐT, các tài khoản mạng xã hội bán hàng trực tuyến

Cần quản lý chặt các sàn TMĐT và mạng xã hội kinh doanh thương mại điện tử cũng như nền tảng di động càng trở nên cấp thiết. Cần có bộ quy chuẩn thống nhất, chế tài mạnh và làm rõ trách nhiệm liên đới đối với bên thứ 3 (các đơn vị trung gian, các đơn vị quảng cáo, các nhà báo, đài, truyền hình) . Bắt buộc tất cả các website TMĐT, các tài khoản mạng xã hội bán hàng hàng online phải có chính sách đổi trả, hoàn tiền và bảo hành sản phẩm rõ ràng.

Một số biện phát nhằm phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam - 2

Magiamgiabig.com hiện đang là một sàn website chia sẻ mã giảm giá được đánh giá cao về sự uy tín

- Nâng cao ý thức xây dựng và bảo vệ uy tín của người bán trong TMĐT

Đối với các doanh nghiệp bán hàng qua mạng, bên cạnh việc tiếp cận công nghệ hiện đại cần nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu. Đồng thời cần quản lý tốt chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhằm tạo sự tin tưởng của khách hàng đối với doanh nghiệp. Mạnh dạn chống hàng nhái, hàng giả gây mất uy tín của doanh nghiệp mình.

Có chính sách đổi trả, hoàn tiền và bảo hành sản phẩm rõ ràng, tiện lợi cho người mua.

Các chương trình khuyến mãi, giảm giá, phát hành mã giảm giá khuyến mãi,

Mô hình TMĐT doanh nghiệp đến người tiêu dùng (B2C) cọ xát trực tiếp đời sống người dân hàng ngày, thiết nghĩ cần cấp thiết hoàn thiện nhằm tạo điều kiện phát triển đúng chuẩn, mang lại lợi ích cho xã hội.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Nguyễn ([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN