Võ Tường An, Phạm Kim Hùng đã đến ĐH Stanford như thế nào?

Sự kiện: Du học Giáo dục

Võ Tường An, Phạm Kim Hùng là những cái tên quen thuộc đã được nhắc đến suốt thời gian qua. Họ là những du học sinh Việt Nam đã đỗ vào ĐH Stanford của Mỹ. Vậy họ đã tới ĐH Stanford bằng cách nào?

Stanford Talk – Chúng tôi đã học như thế nào –  vừa được tổ chức tại trường phổ thông liên cấp Olympia, Hà Nội để nghe chính những người trong cuộc chia sẻ con đường đi của mình với các phụ huynh, học sinh.

Võ Tường An: Tôi có tiêu chuẩn của riêng mình

Võ Tường An, Phạm Kim Hùng đã đến ĐH Stanford như thế nào? - 1

Sinh ra và lớn lên tại Quảng Ngãi trong một gia đình bố mẹ đều là bác sĩ. Năm lên 4 tuổi, bố mẹ đã dạy cho Tường An học đọc, học viết, lên 5 tuổi em đã đọc thông, viết thạo.

Bố mẹ cũng hay kể về những người giỏi và từ năm cấp 2, tham gia bất kỳ một cuộc thi nào, Tường An luôn là người đứng đầu.  Trong những năm học THCS, việc lựa chọn môn học như thế nào đều do bố mẹ quyết định.

Nhìn lại bản thân, Tường An cho biết em là bản sao của hình tượng mà mình nghĩ ra. Khi còn nhỏ, ba mẹ làm bác sĩ, không có nhiều thời gian dạy con, nhưng luôn luôn nói về người này người kia và thấm vào mình lúc nào không hay.

Áp lực của cha mẹ cũng tạo nên áp lực cho con cái. So với các bạn cùng trang lứa, An luôn có tiêu chuẩn, mục đích riêng của mình. Ngày học THCS,  rất thích đọc sách, thích các môn liên quan đến khoa học xã hội như Lịch sử.

Nhưng khi lên THPT, An mới thật sự nhận thấy sở thích và đam mê của mình là các môn Khoa học tự nhiên. Lúc đó, bố mẹ  cho em  được tự do lựa chọn.  

“Tôi vẫn còn nhớ, những ngày đầu sang Mỹ, thời tiết bên đó âm 20oC, tôi gọi điện về khóc với bố mẹ, nhưng bố mẹ dập máy.  Vì bố mẹ nói, lựa chọn đi du học là của con, nên con phải biết cách để thích nghi” – An cho hay. Và chính sự kiên quyết đó của ba mẹ đã tạo nên một Tường An hôm nay. Năm 2016, em đã được 12 trường ĐH của Mỹ nhận. Trong đó có rất nhiều trường ĐH nổi tiếng như Stanford, Harvard, Yale, Cornell…

Phạm Kim Hùng, cựu sinh viên ĐH Stanford, từng đạt 1 huy chương vàng, 1 huy chương bạc Olympic toán học quốc tế: Tôi luôn cảm ơn mẹ

Võ Tường An, Phạm Kim Hùng đã đến ĐH Stanford như thế nào? - 2

Điều may mắn nhất trong những năm học cấp 1, cấp 2 của Hùng là có được một tuổi thơ vô tư, không có áp lực học hành, được thả diều, chăn trâu cùng chúng bạn. Thứ hai là có không gian và thời gian để nuôi dưỡng tình yêu toán học.

“Đỗ chuyên Toán của Khoa học tự nhiên, đã nhiều lần tôi xin bố mẹ cho chuyển về quê vì các bạn ở trên này học tốt hơn rất nhiều. Nhưng được bố mẹ động viên nên đã cố gắng” – Hùng cho hay. 

Năm 2005 khi thi xong Olympic Toán học, mọi người đều vào lớp cử nhân tài năng của trường ĐH Khoa học Tự nhiên để sang Pháp  thì Hùng chọn ngã rẽ cho riêng mình. Em xin nghỉ học để muốn viết một cuốn sách và điều thứ hai quan trọng hơn là muốn sang ĐH Stanford để học Công nghệ thông tin. “Lúc đó, em liều một phen. Sẵn sàng nghỉ học, từ bỏ cơ hội sang Pháp để tìm đường đến với Stanford.

Cho đến giờ, em nghĩ, Stanford nhận em chính vì sự liều lĩnh đó. Thế nên, đừng cố gắng tạp nên một profile (hồ sơ năng lực) tròn trịa mà hãy cố gắng tạo nên sự khác biệt” – Kim Hùng cho hay.

Nhìn lại chặng đường đã đi qua, Hùng cho rằng bố mẹ không cần phải đi theo cùng con cái suốt cuộc đời. Tuy nhiên, trước đó, sự ảnh hưởng của gia đình sẽ tác động rất lớn đến mỗi đứa trẻ sau này.

“Gia đình là nơi tốt nhất để  trả lời câu hỏi chúng ta sẽ trở thành người như thế nào trong tương lai. Mình nghĩ cha mẹ luôn biết thế nào là tốt cho con cái. Không có lời giải chung cho vấn đề này vì không có sự giống nhau giữa những đứa trẻ. Ngày xưa mình rất biết ơn mẹ. Mẹ mình là giáo viên, mẹ thường nói về một học sinh nào đó của mẹ học rất giỏi. Lúc đó mình không hiểu nhưng mãi sau này sang ĐH Stanford học mới hiểu được ý nghĩa. Thực ra, trẻ em chưa thể hiểu được học sẽ tốt cho bản thân như thế nào. Ngày đó, khi nghe mẹ nói, nó đã tạo lực đẩy cho mình” – Kim Hùng nói.

Một vấn đề nữa mà Hùng đề cập đó là một trong những điều mà bố mẹ nên cố gắng là theo đuổi đam mê của con em mình. Không nên bắt ép con  phải giỏi theo ý mình mà khi tìm được điều con giỏi nhất thì nên vun đắp.

Tốt nghiệp ĐH Stanford ngành khoa Khoa học máy tính, Hùng không chọn ở lại thung lũng Silicon làm việc mà quyết định trở về Việt Nam thực hiện ước mơ của riêng mình: Xây dựng những sản phẩm công nghệ hữu ích phục vụ cho doanh nghiệp, cho xã hội.

Đón xem đề thi thử THPT mới nhất 2017 cùng những mẹo mùa thi hữu ích cho các sĩ tử và thư giãn sau mỗi buổi học bằng những truyện cười mùa thi vô cùng thú vị được cập nhật thường xuyên tại DIEMTHI.24H.COM.VN.

Chưa hoàn thành 5 điều sau, đừng mơ được đi du học

Với những ai nuôi giấc mơ du học nếu không tính toán kỹ các vấn đề liên quan, bạn sẽ rất dễ rơi vào tình trạng bị...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nghiêm Huê (Tiền Phong)
Du học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN