Phản cảm sách tham khảo nhảm nhí
Dạy trẻ con yêu thiên nhiên, động vật nhưng lại có những trích dẫn ghê rợn. Bộ công cụ dạy tiếng Việt cho trẻ nhỏ, sách tham khảo nhưng lại minh họa bằng những hình ảnh mơ hồ, thiếu thực tế…
Mới đây, trên facebook cá nhân, ca sỹ Thái Thùy Linh chia sẻ dòng trạng thái "dở khóc dở cười" khi đi mua bộ thẻ học tiếng Việt bằng hình về cho con. Theo đó, bộ thẻ bằng hình ảnh này của Nhà xuất bản Dân Trí. Với mỗi từ tiếng Việt sẽ được minh họa bằng hình ảnh.
Thế nhưng, những tình huống khó đỡ xảy ra khi những hình ảnh minh họa trong bộ thẻ không giống ai. Chẳng hạn, khi minh họa cho hai từ "bác" và "mẹ" thì hình ảnh minh họa cho "bác" là một người đàn ông nước ngoài trên mạng. Minh họa cho "mẹ" là hình ảnh diễn viên người Trung Quốc Lý Băng Băng. Chưa hết, minh họa cho con dao là hình ảnh bộ dụng cụ làm bếp và…không thấy con dao đâu…Minh họa "tóc" bằng hình ảnh em bé sơ sinh người nước ngoài và trên đầu chỉ lơ thơ vài sợi tóc.
Nhiều phụ huynh đã phản ứng gay gắt về cách minh họa vừa cẩu thả vừa mơ hồ, trừu tượng của bộ thẻ, dù bộ công cụ này có giá tiền không hề thấp, cụ thể là 290.000 đồng/152 thẻ. Một phụ huynh phản ứng, tại sao người biên soạn không thể tìm những hình ảnh gần gũi, chân thực, đơn giản ở xung quanh mà phải dẫn chứng bằng khuôn hình mà có khi đến người lớn cũng không hiểu nổi đang nói về từ gì.
Minh họa cho "bác" và "mẹ". Ảnh: Facebook nhân vật
Tình trạng cẩu thả trong biên soạn sách giáo khoa, sách tham khảo đây không phải là lần đầu. Nhiều nhà giáo cho rằng, nếu giáo viên không cẩn thận và sáng suốt, vô hình chung đã truyền tải những kiến thức nhảm nhí đến trẻ em.
Cô N.T.Lan, giáo viên một trường tiểu học tại quận 4-TP HCM, cho biết, trong phần luyện tập, SGK Tiếng Việt 5 có một bài tập giải câu đố: "Trùng trục như con chó thui/Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu/đố là con gì". Cô Lan bày tỏ, giáo viên hiểu mục đích của bài này là cho học sinh phát hiện ra từ đồng âm "chín", thế nhưng để giải đố được thì phải hiểu nội dung câu đố, một học sinh đứng lên hỏi: Chó thui là loại chó gì ạ? Rồi một học sinh khác giơ tay giải thích là loại chó bị chết cháy, bị con người mang rơm ra thui nên nó cháy đen…Rồi lớp học bỗng chốc nhốn nháo vì hình ảnh những chú chó tội nghiệp bị làm thịt, bị bắt trộm…Không ít tiếng thảng thốt của học sinh cất lên khiến tôi giật mình mà không biết phải giải thích thế nào"- Cô Lan chia sẻ.
Không chỉ là sách tham khảo, SGK, tréo ngoe nhất là những bài học về đạo đức cho trẻ em thì lại trích dẫn những câu chuyện mang đầy tính thù hằn, tàn nhẫn.
Một phụ huynh đã chia sẻ sự sững sờ khi mua cuốn "Truyện đọc lớp 2", được gọi là "Truyện đọc bổ trợ phân môn kể chuyện ở tiểu học" của NXB Giáo dục. Phụ huynh này chia sẻ, đọc đến câu chuyện thứ 8, "Những con ốc đổi màu", Chuyện kể về một người thầy dạy giỏi và phúc hậu và 3 cậu học trò. Hai anh con nhà nghèo và một anh con nhà giàu. Câu chuyện tóm lược rằng: Thầy giáo cho mỗi người một con ốc. Học giỏi thì ốc sáng màu, mà học kém thì ốc tối màu đi. Một năm sau. Hai con ốc của hai anh nghèo thì càng ngày càng sáng, còn con ốc của anh con nhà giàu thì càng ngày càng tối đen.Vì ghen tức với bạn, và căm giận thầy giáo của mình, anh về bịa với bố rằng thầy bảo con học kém vì bố ngu dốt. Ông nhà giàu giận, liền cho người đến đốt nhà thầy. Không học nữa, anh nhà giàu giật con ốc đen ngòm ra ném đi. Không ngờ ở chỗ con ốc vẫn hay nằm trước kia bỗng nhói đau và anh ta ngã lăn ra chết ngay lập tức.
"Câu chuyện về đạo đức trở thành bài học đắng ngắt khi con tôi hỏi: Ba, sao học không giỏi mà phải chết? Bạn ấy làm sai chỉ một lần là nói dối và ghen tức thôi mà. Chuyện bảo thầy giáo giỏi sao không dạy cho bạn ấy giỏi. Chuyện bảo thầy giáo phúc hậu sao lại ban cho bạn ấy con ốc giết người. Sách dạy đạo đức, những bài học ý nghĩa trong cuộc sống sao lại hướng dẫn trẻ con những cách trả thù, đầy tính thù hằn và kích động như vậy?"
“Tôi thấy lo âu cho tương lai khoa học lịch sử đi về đâu khi người người, nhà nhà tự cho mình bịa ra cái gọi là lịch...