Một thí sinh ở Hà Nội đăng ký tới 50 nguyện vọng xét tuyển đại học

Bộ GD-ĐT vừa thông tin về tình hình xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2019.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học – Bộ GD&ĐT cho biết, số lượng nguyện vọng trung bình thí sinh đăng ký năm 2019 là 3.94 nguyện vọng. Thí sinh đăng ký số lượng nguyện vọng nhiều nhất là 1 thí sinh đăng kí 50 NV (thí sinh Hà Nội).

Trao đổi với báo chí ngày 11/5,  về tình hình xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2019, , bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học – Bộ GD&ĐT cho biết, trong mấy năm gần đây, các tổ hợp truyền thống được các trường đại học sử dụng xét tuyển với  một tỷ lệ lớn và được học sinh đăng ký vào nhiều.

Một thí sinh ở Hà Nội đăng ký tới 50 nguyện vọng xét tuyển đại học - 1

Đa số thí sinh vẫn chọn các trường có chất lượng để đăng ký.

Các tổ hợp truyền thống như: khối D1, A, A1, C, B là 5 tổ hợp được áp dụng từ thời “ba chung” đến nay. 5 tổ hợp này chiếm 90% nguyện vọng của thí sinh.

Với 9 môn thi, nếu như ghép 2 môn tổ hợp và 11 môn thi thì về mặt lý thuyết sẽ có trên 400 tổ hợp tuyển sinh.

Trên thực tế, trong số đó có khoảng 133 tổ hợp có thí sinh đăng ký – chỉ chiếm khoảng 10%. Điều đó chứng tỏ các môn cốt lõi để học đa số ngành nghề của trường vẫn được chú trọng.

Theo bà Phụng, năm ngoái có những trường nghĩ ra nhiều tổ hợp lạ, nghĩ ra những ngành mới nhưng kết quả học sinh đăng ký vào những trường đó và tổ hợp đó không nhiều. Năm nay những tổ hợp lạ đã không còn.

Đa số các trường vẫn tuyển sinh trên cơ sở chất lượng dựa vào yêu cầu ngành nghề. Đa số thí sinh vẫn chọn các trường có chất lượng để đăng ký.

Bên cạnh đó, Kỳ thi  có một số điểm mới như sau:  

Quy định rõ nội dung đề thi năm 2019 nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12; Đề thi tiếp tục theo định hướng đánh giá năng lực người học, tăng cường các câu hỏi mở, câu hỏi có tính ứng dụng để phát huy sáng tạo của học sinh chứ không nặng về ghi nhớ máy móc các số liệu, sự kiện hay trả lời theo các khuôn mẫu có sẵn; đề thi có các câu hỏi ở mức độ cơ bản, đáp ứng mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp THPT và có các câu hỏi có tác dụng phân hóa ở mức độ hợp lý để hỗ trợ công tác tuyển sinh giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp; các câu hỏi được sắp xếp theo độ khó tăng dần giúp thí sinh thuận lợi khi làm bài.

Tăng tỷ lệ kết quả thi trong xét công nhận tốt nghiệp THPT (70% điểm trung bình các bài thi THPT quốc gia dùng để xét tốt nghiệp THPT: 30% điểm trung bình cả năm lớp 12 của thí sinh; thay vì tỷ lệ 50:50 như trước đây) để tăng ý nghĩa, tính chất của Kỳ thi THPT quốc gia.

Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng có những điều chỉnh về tổ chức và kỹ thuật trong tổ chức Kỳ thi như: Điều động các trường ĐH, CĐ đến các tỉnh để phối hợp tổ chức thi theo nguyên tắc trường ĐH, CĐ địa phương không tham gia phối hợp tổ chức thi tại địa phương mình. Trong từng khâu của công tác tổ chức thi, vai trò, trách nhiệm của cán bộ, giảng viên trường ĐH, CĐ được tăng cường và quy định cụ thể hơn.

Quy định chặt chẽ về sắp xếp phòng thi, các thí sinh tự do, thí sinh là học viên GDTX phải thi chung Điểm thi với thí sinh là học sinh lớp 12 THPT (tỷ lệ ít nhất 60% trong tổng số thí sinh của Điểm thi); phương án sắp xếp phòng thi, phòng chờ tại các Điểm thi được tối ưu hóa với sự trợ giúp của phần mềm nhằm đảm bảo trật tự, an ninh, an toàn tại Điểm thi…

Bộ GD-ĐT công bố những loại máy tính được mang vào phòng thi THPT Quốc gia 2019

Dưới đây là danh sách cụ thể một số máy tính bỏ túi thông dụng được phép đem vào phòng thi kỳ thi trung học phổ thông...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN